Chủ Nhật, 28/08/2016 14:25

Đến trường vùng cao

Họ phải thức dậy từ sớm, băng suối, vượt đồi, có nơi chỉ có thể đi bộ và hành trang mang theo ngoài sách vở còn thêm mo cơm, bịch nước…, song khát vọng đến trường vẫn luôn thường trực...

Đặc thù vùng núi, địa hình cách trở nên để đến được trường cả giáo viên và học sinh hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới phải vất vả hơn nhiều so với miền xuôi, thành phố. Họ phải thức dậy từ sớm, băng suối, vượt đồi, có nơi chỉ có thể đi bộ và hành trang mang theo ngoài sách vở còn thêm mo cơm, bịch nước…, song khát vọng đến trường vẫn luôn thường trực, giúp họ vượt qua khó khăn để tìm đến con chữ, tìm đến tri thức.

Thế nên, mấy năm trở lại đây, công tác phổ cập giáo dục ở Nam Đông và A Lưới đạt nhiều kết quả khả quan.

Điều đó được thể hiện khá rõ qua phóng sự ảnh của Anh Quân.

THỪA THIÊN HUẾ CUỐI TUẦN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Để đến được trường, các em phải dậy từ rất sớm và băng suối, vượt đồi không ít lần

Nghỉ chân nhiều lần trong hành trình 

“Hành trang” đến lớp của thầy giáo

Lớp học với đủ kiểu trang phục

Học sinh vùng cao cũng được quan tâm, khám sức khỏe định kỳ

Giáo viên miền xuôi đến tận thôn, bản chia sẻ khó khăn với học sinh nghèo

Bữa ăn giữa hai buổi dạy của giáo viên vùng cao

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh
Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh

Ngày 25/2, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh, TP. Huế phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) tổ chức chương trình Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh và học sinh các khối 8,9.

Giữ chữ cho em
Giữ chữ cho em

Thống kê sơ bộ, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 30 học sinh nghỉ học sau Tết.