Thứ Năm, 25/08/2016 14:05

Đi trên cầu gỗ

Đường đi bộ trên sông Hương lát bằng gỗ lim. Được khánh thành từ trước tết nhưng mãi đến một buổi sáng gần đây tôi mới có dịp đến. Theo tôi là đẹp, đẳng cấp. Ngoài đường dẫn xuống bằng bậc tam cấp, nhà thiết kế cũng không quên làm một đường dẫn cho người khuyết tật.

Đã rất gần một không gian nghệ thuật bên dòng sông HươngĐường đi bộ trên sông Hương chính thức đón người dân, du khách

Đường đi bộ gỗ lim tạo dấu ấn mới cho đô thị Huế. Ảnh: HOÀNG HẢI

Khi đường đi bộ đang thi công, có nhiều luồng dư luận khác nhau. Người phản đối thì lo con đường này phá vỡ cảnh quan sông Hương. Giờ thì có lẽ cũng ít người đề cập đến vấn đề này nữa. Vào buổi sáng, một lượng người rất đông đến đây để đi bộ thể dục, ngắm sông Hương. Vào ban đêm thì đường đi bộ đón một lượng khách còn lớn hơn nữa. Dù có thế nào thì đường đi bộ cũng là một địa chỉ thu hút người dân và du khách. Đối với thế giới, những con đường đi bộ trên sông không phải là gì quá xa lạ nhưng đối với Việt Nam, đường đi bộ trên mặt nước sông có lẽ, đây là con đường duy nhất.

Tôi nhìn ngắm con đường này và cảnh quan hai bên bờ sông Hương, chợt nhận ra, cảm nhận thẩm mỹ của người dân Huế, nếu nói không quá lời thì ở “một bậc” khá cao. Có vẻ như cái gì đối với Huế, cũng phải thanh nhã. Cây xanh phố Huế thì vào loại bậc nhất Việt Nam rồi. Mỗi người sở hữu 6m2 cây xanh. Có phải từ cảm nhận và đòi hỏi thẩm mỹ như vậy mà làm cái gì đối với Huế cũng vấp phải sự phản biện của dư luận. Nó khó đến nỗi, một lãnh đạo cấp cao của tỉnh đã từng nói, đại ý rằng: Làm cái gì đối với Huế cũng khó, cũng bàn ra tính vào rất nhiều… Sự lo lắng của người dân Huế đối với cảnh quan Huế là hoàn toàn chính đáng. Song, chính một môi trường như vậy làm cho những quyết định trở nên thận trọng hơn. Và có thể cũng “rèn luyện” tính quyết đoán và dám chịu trách nhiệm của những người có trách nhiệm, đặc biệt là những người có trách nhiệm cao nhất.

Với tôi, đường đi bộ rất đẹp. Tuy nhiên có một số chi tiết cũng cần hoàn thiện và điều chỉnh. Dọc đường đi bộ, không biết có phải công trình đã hoàn thiện chưa nhưng ở một vài chỗ mép bờ sông, trong quá trình thi công để lại còn loang lổ. Những hàng cây xanh là hoa bông giấy trồng trong các bồn hoa ven đường đi nó toát lên một vẻ thanh tao, nhẹ nhàng. Bồn hoa cũng được thiết kế rất đẹp. Ở triền bờ sông, có nhiều đoạn tiếp giáp giữa đất và mặt nước, những bông hoa dại và cỏ mọc rất tự nhiên. Là hoa dại đấy nhưng nhìn trong một khung cảnh như vậy có cảm giác như là một sự cố ý sắp đặt. Đẹp một cách hồn hậu nhưng không “sến súa quê mùa”. Có một điều tôi không thích là, có lẽ dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, nhà quản lý muốn cho đường đi bộ “thêm hương sắc” nên trang trí rất nhiều các chậu hoa cúc. Hoa cúc cũng đẹp chứ chẳng sao nhưng các chậu hoa được làm bằng nhựa. Nhìn gỗ, nhìn nền đá được lát sang trọng gây nên một sự thích thú. Nhưng khi “va” phải hàng chậu nhựa, làm cho người ngắm cảnh như bị “vướng đôi mắt”. Nó giống như một bức tranh đẹp nhưng ai đó tình cờ để làm rơi một vết loang vào bức tranh.

Một chi tiết nữa làm cho đường đi bộ giảm đi một phần yếu tố thẩm mỹ là lan can các đường dẫn xuống đường đi bộ làm bằng sắt trắng. Nếu như lan can này được làm bằng gỗ thì sẽ tôn lên vẻ đẹp, sang trọng hơn nhiều.

Nhận thức thẩm mỹ là tùy từng người. Với tôi, xin có mấy lời cảm nhận và trao đổi như vậy.

Nguyên Lê

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.