Chủ Nhật, 10/11/2019 16:37

Đi từng bước vững chắc trong chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn

Chiều 10/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã chủ trì buổi làm việc với với Trung tâm Across và các chuyên gia về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp số - vấn đề quan trọng của Quảng ĐiềnThay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốƯu tiên dự án ứng dụng công nghệ caoPhát triển nông - lâm nghiệp bền vững gắn với du lịch

Tham gia buổi làm việc có PGS.TS Nguyễn Ngọc Doanh, Đồng Giám đốc Trung tâm Across; GS.TS Trần Đình Hoà, Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; PGS.TS Phạm Quang Hà, Cố vấn, Chủ tịch HĐKH Nông nghiệp số; Lê Anh Hoàng, TGĐ HTX Nông nghiệp số.

Tại buổi làm việc, PGS.TS Nguyễn Ngọc Doanh - Đồng Giám đốc Trung tâm Across đã trình bày và giới thiệu với tỉnh về công cụ tiên tiến khai thác dữ liệu hỗ trợ quản lý, điều hành; mô hình hỗ trợ quản lý, điều hành ngập lụt, ngập úng; mô hình hỗ trợ phòng, chống cháy rừng.

Tham gia ý kiến, PGS.TS Phạm Quang Hà, Cố vấn, Chủ tịch HĐKH Nông nghiệp số cho rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tỉnh cần lựa chọn và ưu tiên cụ thể cho những lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, tập trung vào kinh tế nông nghiệp số và nông dân số.

GS.TS Trần Đình Hoà, Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam gợi ý, tỉnh cần xây dựng một đề án chuyển đổi số của toàn tỉnh, đưa ra được bức tranh tổng thể chuyển đổi số ngành nông nghiệp, đề ra những nội dung cụ thể cần phải làm, ưu tiên những nội dung cần phải làm trước.

Các chuyên gia đều cho rằng, thực hiện chuyển đổi số phải có cách làm mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đưa ra được quy trình sản xuất mới, hướng đến người nông dân sản xuất nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất; lấy người dân làm trung tâm, hướng đến nâng cao thu nhập cho người dân một cách bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đánh giá cao những ý kiến cũng như gợi ý của các chuyên gia cho tỉnh trong chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Tại Thừa Thiên Huế, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2025.

Đến nay có nhiều doanh nghiệp/HTX tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra nhiều nông sản chất lượng cao. Một số sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa chủ lực đã và đang được các HTX đầu tư, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tăng nhanh về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ là câu chuyện ứng dụng công nghệ tạo thêm những giá trị thặng dư cho nền kinh tế, mà là để giúp hộ nông dân tiếp cận, cập nhật tri thức mới, mở ra cách nghĩ, cách làm mới, sẵn lòng thay đổi, để hòa nhịp xu thế phát triển. Dựa trên các ý kiến của chuyên gia, tỉnh sẽ tổng hợp và đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến, xác định từng nhiệm vụ cụ thể và đi từng bước thật vững chắc.

 Nguyên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.