Thứ Bảy, 04/04/2020 15:42

Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế - Nơi lưu giữ giá trị lịch sử

Sau gần 2 năm thi công, công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (hay còn gọi là địa đạo Khe Trái ở phường Hương Vân, TX. Hương Trà) cách TP. Huế khoảng 25 km theo hướng Tây Bắc đã hoàn thành.

Địa đạo khe Trái - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạngTu bổ, tôn tạo địa đạo Khu ủy Trị Thiên HuếHơn 6,4 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo địa đạo Khu ủy Trị Thiên HuếHơn 5,1 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên HuếBảo tồn Địa đạo Khu ủy Trị Thiên

Toàn cảnh địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế

Đây là cơ quan đầu não của Khu ủy Trị Thiên, Thành uỷ Huế; chỉ đạo mọi hoạt động của lực lượng quân giải phóng trước và sau cuộc tấn công mùa xuân năm 1968.

Ngoài trọng trách là cơ quan chỉ huy tối cao trên chiến trường Trị Thiên Huế, còn là chiếc cầu nối ý đồ chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng.

Địa đạo Khu ủy là kiểu trụ sở của Bộ chỉ huy chiến dịch Mậu Thân 1968, một kiểu “cơ quan” của Quân khu, của Tỉnh ủy và thành ủy được xây dựng ở vùng rừng núi góp phần quan trọng trong thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1968 và nhân dân Trị Thiên Huế được Đảng và Nhà nước trao tặng 8 chữ vàng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.

Địa đạo gồm nhiều công trình: Nhà bia tưởng niệm; hầm cảnh vệ có 3 cửa, cấu tạo theo chữ Y, nằm trên lưng chừng núi Mày Nhà; biển giới thiệu di tích; chòi nghỉ chân ngắm cảnh; bếp Hoàng Cầm; trận địa pháo trên đỉnh núi,... Xung quanh địa đạo, nhà cửa dựng 2 bên suối, rải rác trên các sườn đồi. Địa đạo dài khoảng 70 mét.

Di tích địa đạo Khu uỷ Trị Thiên Huế được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia tại Quyết định số 310/QĐVH ngày 13 tháng 2 năm 1996.

Với truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, địa đạo được Nhà nước đầu tư kinh phí nhằm tu bổ tôn tạo để xứng đáng giá trị lịch sử, tầm vóc của một di tích quốc gia.

Xuyên qua lòng hồ Thủy điện Hương Điền để vào địa đạo sẽ trở thành điểm tham quan giáo dục về nguồn kết hợp du lịch sinh thái hấp dẫn, phục vụ cho khách tham quan trong nước và quốc tế.

Sau đây là những hình ảnh về địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế:

Điểm di tích Khe Lúi - nơi chỉ dẫn đường vào địa đạo

Đường lên địa đạo

Du khách nghỉ chân bên bếp Hoàng Cầm - Nơi ngắm toàn cảnh lý tưởng

Lưu lại bức ảnh bên bia tưởng niệm địa đạo

Trận địa pháo trên đỉnh núi

Cầu tàu - Lối lên địa đạo

Cửa hầm vào địa đạo

Lối ra địa đạo

Bảo Minh (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông
Khám phá, trải nghiệm dịch vụ du lịch ở Nam Đông

Trong hai ngày 25 - 26/2, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Nam Đông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Hội Lữ hành tỉnh, Hiệp hội Du lịch và Hội Lữ hành TP. Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.