Thứ Bảy, 14/03/2020 14:38

Dịch chuyển chánh điện Quốc tự Diệu Đế, bảo vệ bức bích họa "Long vân khế hội"

Thay vì hạ giải ngôi chánh điện cũ của Diệu Đế Quốc tự, nhà chùa đã quyết định cho dịch chuyển lui phía sau, giữ nguyên hiện trạng, bảo vệ bức bích họa “Long vân khế hội” được vẽ trên trần chánh điện.

Bức “Long vân khế hội” và câu chuyện trùng tu Diệu Đế Quốc tựSẽ giữ lại bức tranh “Long vân khế hội” ở chùa Diệu ĐếCần sự vào cuộc của các chuyên gia

Các công nhân di dời ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế

Người đảm nhận việc dịch chuyển chánh điện này là “thần đèn” Nguyễn Văn Cư – Giám đốc Công ty TNHH Xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư (trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh) cùng cộng sự với sự hỗ trợ của các phương tiện, máy móc chuyên dụng hiện đại.

Để chuẩn bị dịch chuyển ngôi chánh điện này phải trải qua rất nhiều công đoạn. Riêng hạng mục kéo chánh điện thực hiện những ngày gần đây. Đến thời điểm này, chánh điện đã kéo lui được 4m so với vị trí ban đầu.

“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư cho biết, ngôi chánh điện sẽ được dịch chuyển lui 18m so với vị trí ban đầu. Tất cả đang được thực hiện một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo quá trình đó không xảy ra hư hại, ảnh hưởng đến kết cấu chánh điện với bề ngang 25m, chiều sâu 14m.

Theo ông Cư, quá trình khảo sát có rất nhiều phương án được đưa ra, bằng mọi giá phải giữ được nguyên trạng chánh điện cũng như các bệ thờ bên trong. Phương án cuối cùng là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông, kết nối với sắt thép để tạo nên kiên cố. “Quá trình này được thực hiện từng đoạn khoảng 1-1,2m. Tổng hệ đà được đổ lên đến 180m, trong hơn 2 tháng liên tục”, ông Cư nói.

Khối lượng ngôi chánh điện theo ông Cư lên tới 1.000 tấn. Sau quá trình đổ đà ở bên dưới móng, các công nhân cho hệ thống máy móc nâng lên rồi đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào trước khi dùng ben chịu lực để kéo. “Mỗi lần kéo được 0,9 – 1m. Mỗi ngày kéo được khoảng 4m. Nếu thuận lợi trong 5 ngày sẽ hoàn tất việc dịch chuyển”, ông Cư nói thêm và cho biết theo yêu cầu nhà chùa sau khi kéo về vị trí mới sẽ dùng ben thủy lực đến kích cao lên 15cm.

Đại diện chùa Diệu Đế cho hay, việc dịch chuyển ngôi chánh điện cũ nhằm bảo vệ lại bức bích họa “Long vân khế hội” cũng như những giá trị lịch sử của chùa. Sau khi dịch chuyển đến vị trị mới sẽ cho trùng tu lại ngôi chánh điện cũ này theo khả năng nhà chùa để làm Tổ đường và một phần cho không gian sinh hoạt.

Ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế nổi tiếng với bức tranh “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân) được vẽ ngay trần điện. Bức tranh có chiều dài hơn 10m, rộng gần 11m. Bức tranh vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật. Tương truyền bức tranh được nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh thể hiện vào năm 1953. Tuy nhiên theo các nhà chuyên môn, hiện chưa có tài liệu nào khẳng định điều này.

Việc dịch chuyển chánh điện cũ được tiến hành sau khi nhà chùa cơ bản hoàn tất xây mới ngôi chánh điện ở phía trước.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế nổi tiếng với bức bích “Long vân khế hội” (hay còn gọi là Cửu long ẩn vân)  họa trên trần 

Có thể thấy rõ khoảng cách sau khi dịch chuyển giữa ngôi chánh điện mới và ngôi chánh điện cũ

Phương án dịch chuyển đưa ra sau cùng và được áp dụng đó là đào sâu xuống phần móng và cho đổ hệ đà bằng bê tông

Hệ thống ván gỗ và con lăn được đưa vào bên dưới hệ đà để di chuyển toàn bộ ngôi chánh điện cũ

Bệ thờ bên trong ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế vẫn còn nguyên vẹn trong quá trình dịch chuyển

Đến thời điểm này đã kéo được 4m, quá trình kéo ngôi chánh điện cũ lùi sau 18m sẽ mất khoảng 5 ngày

Kết cấu chánh điện với bề ngang 25m, chiều sâu 14m, nặng tới 1.000 tấn

“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư (trái) chia sẻ về quá trình dịch chuyển Quốc tự Diệu Đế ngay tại công trình

Trong quá trình dịch chuyển, nhiều trụ sắt được đưa vào để chống đỡ các công trình bên trong chánh điện

Clip ngôi chánh điện cũ của Quốc tự Diệu Đế - nơi có bức bích họa "Long vân khế hội"

NHẬT MINH (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo lao động trước xu thế dịch chuyển việc làm
Đào tạo lao động trước xu thế dịch chuyển việc làm

Khoảng từ giữa cuối năm nay, nhiều vị trí công việc, nhất là trong các ngành sản xuất, một số doanh nghiệp (DN) bất đắc dĩ phải cho giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên vài bộ phận, dây chuyền sản xuất. Thay vào đó, để không phải gián đoạn công việc, thu nhập, người lao động phải xoay xở dịch chuyển sang những công việc mới, bồi dưỡng thêm trình độ kỹ năng để giữ ổn định nguồn thu.

“Thần đèn” hồi hương
“Thần đèn” hồi hương

Lặng lẽ quan sát đội ngũ công nhân thao tác kỹ thuật công trình, thi thoảng người đàn ông dáng dong gầy, mặt sạm đen đến tận nơi cầm tay chỉ việc. Từng thao tác phải tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối, có thế những công trình ngàn tấn tưởng chừng kiên cố vĩnh viễn một chỗ cũng được di dời đến nơi xa khiến những ai chứng kiến cũng khó mà hình dung được.

Hai mặt của Content
Hai mặt của Content

Xã hội đang chuyển đổi số mạnh mẽ, dịch chuyển công nghệ đã tạo ra rất nhiều công việc mới, trong đó có một nghề chỉ vừa xuất hiện vài năm gần đây, được dự đoán sẽ là nghề “hot” sắp tới, đó chính là làm “content”.

Đào tạo nghề để dịch chuyển lao động nông thôn
Đào tạo nghề để dịch chuyển lao động nông thôn

Chiếm gần 60% tổng số lao động toàn tỉnh, lao động ở khu vực nông thôn đang có nhiều lợi thế song lại đang đối mặt với thách thức thất nghiệp, khó tìm việc làm vì không được đào tạo nghề.