Thứ Hai, 21/03/2016 21:28

Dịch vụ đô thị thông minh tạo môi trường sống tốt hơn

Tại buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề “Dịch vụ đô thị thông minh” chiều 21/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, đề án phát triển dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) sẽ tạo môi trường sống tốt hơn, mức sống của người dân cũng sẽ được nâng lên.

Lõi của đô thị thông minhỨng dụng công nghệ để minh bạchDịch vụ đô thị thông minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngLấy người dân làm trung tâm, chính quyền phục vụLấy người dân làm trung tâm

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra hoạt động tại Trung tâm điều hành, giám sát ĐTTM

Sau hơn hai giờ đối thoại, nhiều câu hỏi của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đến chương trình được lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành liên quan trả lời, giải đáp.

Kết nối người dân - chính quyền qua mạng

Về tiện ích từ ĐTTM, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, mục tiêu của đề án là lấy người dân làm trung tâm, sản phẩm quan trọng nhất hướng đến người dân là Cổng thông tin dịch vụ ĐTTM và ứng dụng di động theo hướng một địa chỉ và một ứng dụng duy nhất dùng chung cho toàn tỉnh, người dân sẽ được cung cấp các tiện ích cơ bản. Về mặt thông tin, người dân sẽ được tiếp cận nguồn thông tin toàn diện về mọi mặt một cách đầy đủ và chính xác. Về dịch vụ, người dân không cần đến các điểm cung cấp dịch vụ truyền thống mà thông qua ứng dụng dịch vụ thông minh có thể yêu cầu và được hỗ trợ dịch vụ tại nhà và được thanh toán trực tuyến bằng biên lai và hóa đơn điện tử.

Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành tại buổi đối thoại

Trong phạm vi hưởng lợi, Phó Giám đốc Sở TT-TT Nguyễn Xuân Sơn cho biết thêm, người dân ở vùng sâu, vùng xa như A Lưới, Nam Đông cũng được hưởng lợi từ đề ánvì dịch vụ ĐTTM được triển khai trên môi trường mạng nên phạm vi địa lý tác động không bị giới hạn. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ cũng sẽ ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, khả năng ứng dụng dịch vụ của người sử dụng.

Về mặt quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, thông qua cung cấp tiện ích cho người dân và tiếp nhận lại từ những phản ánh, đánh giá chất lượng kết hợp với nguồn dữ liệu được thu thập từ hệ thống cảm biến xã hội, hệ thống thông tin đã có sẽ cung cấp cho nhà nước một khối lượng thông tin lớn phục vụ cho công tác quản lý được tốt hơn, cơ chế và phương pháp quản lý nhanh, hiệu quả hơn. Ngoài ra, số liệu được thu thập tổng hợp sẽ được cung cấp thông tin chính xác cho công tác dự báo, hoạch định chính sách được nhanh, chính xác.

Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ, khác với trước đây, việc tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện phân tán bởi nhiều cấp, nhiều ngành, khi dịch vụ ĐTTM được vận hành thì các phản ánh, kiến nghị, góp ý của người dân đều được tập trung vào Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM, nên việc phân phối xử lý và công tác xử lý sẽ được giám sát và thực hiện triệt để. Dịch vụ ĐTTM ngoài cung cấp tiện ích cho người dân, tổ chức, còn là kênh tiếp nhận phản ánh chất lượng phục vụ thông qua đánh giá mức độ hài lòng.

Kết thúc buổi đối thoại, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ nỗ lực tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và nhất là sự góp ý, hiến kế của người dân để tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai xây dựng ĐTTM. Mô hình ĐTTM tỉnh hướng tới phải mang lại sự tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân và doanh nghiệp.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn:

Thời điểm thích hợp để triển khai giao thông thông minh

Lãnh đạo tỉnh và ngành giao thông cho rằng đây là thời điểm thích hợp để triển khai thực hiện các dự án giao thông thông minh. Ngành giao thông sẽ lựa chọn mô hình và bước đi thích hợp; tận dụng và chia sẽ dữ liệu đã có giữa các đơn vị trong tỉnh, giữa Trung ương với địa phương; xã hội hóa các dự án giao thông thông minh mà tư nhân và doanh nghiệp có thể đầu tư được, cho phép các cá nhân, tổ chức này có thể thu lợi nhuận hợp lý từ các tiện ích này mang lại.

Ông Lê Hữu Minh, quyền Giám đốc Sở Du lịch:

Hỗ trợ thông tin cho du khách

Hiện nay, Trung tâm Thông tin và hỗ trợ du khách đi vào hoạt động tại số 4 Hoàng Hoa Thám. Để hỗ trợ thêm cho du khách khi đến Huế, các vị trí khác cũng đã được triển khai tại Trạm thông tin ga Huế và sân bay Phú Bài. Bên cạnh đó, các trang thông tin điện tử của sở du lịch và trang mạng xã hội cũng cung cấp đầy đủ các thông tin về du lịch, dịch vụ cho du khách cập nhật, tiếp cận thuận lợi.

Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Viết Bắc:

Tạo lập, quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân

Qua thí điểm, đến nay tỷ lệ hồ sơ sức khỏe điện tử được khởi tạo tại 4 huyện điểm đạt 93,41%, tỷ lệ hồ sơ hoàn thiện quản lý theo đúng quyết định của Bộ Y tế là 39,44%. Hiện, Sở tiếp tục chỉ đạo triển khai nhân rộng cho 100% trạm y tế cấp xã tạo lập và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân. Phấn đấu trong năm 2018, tỷ lệ hồ sơ điện tử được khởi tạo bước đầu đạt trên 95%, tỷ lệ được quản lý đúng quyết định của Bộ Y tế là trên 60% trong Quý III/ 2019.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Văn Hùng:

Hình thành trường học thông minh

Từ năm học 2018-2019, song song với việc đẩy mạnh triển khai chính quyền điện tử trong trường học, Sở tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư phòng học thông minh, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng CNTT trong các nhà trường, cho các trường thuê sử dụng dịch vụ. Dự kiến, đến năm 2020, các trường THPT của tỉnh có ít nhất 5 trường học thông minh.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022
Nền tảng Hue-S đạt Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022

Sáng 8/12, tại Lễ trao giải thưởng Make in Viet Nam năm 2022 trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022) do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, “Nền tảng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (Hue-S)” vinh dự giành được Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam năm 2022 ở Top 10 Hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Xã hội số.

Hạ tầng cho đô thị thông minh
Hạ tầng cho đô thị thông minh

Là đô thị trung tâm với địa bàn rộng, dân cư đông, đặc biệt là sau khi mở rộng địa giới hành chính nên ngoài việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng và chỉnh trang đô thị, TP. Huế chú trọng đến việc xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT), đô thị thông minh (ĐTTM) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ CBCNV trên địa bàn.

Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới “Tra cứu thông tin quy hoạch”
Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới “Tra cứu thông tin quy hoạch”

Chiều 18/11, Giám đốc Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) Bùi Hoàng Mình cho biết, sau một thời gian gián đoạn để nâng cấp, dịch vụ “Tra cứu thông tin quy hoạch” trên Hue-S chính thức ra mắt phiên bản mới với nhiều tiện ích phong phú, thiết thực phục vụ người dân.

Đến Huế trao đổi kinh nghiệm vận hành dịch vụ đô thị thông minh
Đến Huế trao đổi kinh nghiệm vận hành dịch vụ đô thị thông minh

Ngày 2/11, đoàn công tác của TP. Sơn La (tỉnh Sơn La) do ông Hà Trung Chiến, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Sơn La làm Trưởng đoàn đã đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số và vận hành dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) tại TP. Huế.

Gương mẫu, đi đầu trong thực hiện phong trào địa phương
Gương mẫu, đi đầu trong thực hiện phong trào địa phương

Các trưởng họ, trưởng tộc, người có uy tín trên địa bàn tỉnh luôn gương mẫu đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động con, cháu, cộng đồng dân cư tham gia phát triển kinh tế - xã hội; là cầu nối trong thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở; góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.