Thứ Ba, 14/02/2017 07:02

Điều hướng xử lý lãng phí thực phẩm

Khi các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu ngày một tăng, ngành công nghiệp thực phẩm, với lãng phí thực phẩm đang nổi lên như một trong những thủ phạm chính.

Để đảm bảo tương lai thực phẩm bền vững cho người dân toàn cầuNhiều sáng kiến giải quyết lãng phí thực phẩm ở ASEANChế độ ăn nghèo dinh dưỡng đe dọa sức khỏe nghiêm trọng

Ảnh minh họa: CNBC

Theo Liên Hiệp quốc, thực phẩm bị lãng phí trong chuỗi cung ứng, nhất là các thực phẩm bị bỏ lại trên bàn ăn là một trong những tác nhân đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu toàn cầu khi mỗi năm tạo ra đến 4,4 gigaton Carbon Dioxide. Nếu thực phẩm lãng phí là một quốc gia, nó có thể là quốc gia lớn thứ 3, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng, ngày càng nhiều quốc gia đang thức tỉnh về tầm quan trọng trong việc các doanh nghiệp đưa ra cách thức để giải quyết vấn đề.

Liên Hiệp quốc chỉ ra rằng, cái giá phải trả cho những ảnh hưởng đối với xã hội, kinh tế và môi trường trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ mỗi năm. Điều này cùng lúc tạo ra làn sóng của rất nhiều doanh nghiệp kỳ vọng có thể góp sức thông qua các giải pháp xử lý lãng phí thực phẩm.

The Food Bank Singapore – một ngân hàng thức ăn có trụ sở tại Singapore được thành lập với hoạt động chính là thu thập thực phẩm dư thừa từ các nhà cung cấp và phân phối lại cho các nhà tình thương và các tổ chức từ thiện.

Nichol Ng – Người đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận này cho biết, The Food Bank Singapore nhắm mục tiêu cùng lúc giải quyết hai vấn đề là lãng phí thực phẩm và khan hiếm thực phẩm bằng cách khuyến khích các cá nhân và tập đoàn quyên góp thực phẩm thừa để tái phân phối cho những người cần chúng hơn.

Tuy nhiên, bà Nichol Ng cũng khẳng định rằng vẫn còn một chặng đường rất dài để khiến các cơ sở cung cấp thực phẩm giảm hạn chế lãng phí tại nguồn.

Nhờ vào các công ty năng lượng đơn cử như HomebiAF có trụ sở ở Israel, các phế phẩm của thực phẩm không sử dụng được có thể có công dụng mới như được chuyển hóa thành phân bón và khí đốt.

Cụ thể, doanh nghiệp HomebiAF sử dụng vi khuẩn để phá vỡ kết cấu của các loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau quả, thịt... và chuyển đổi chúng thành khí sinh học.

Trả lời báo giới CNBC, Người đồng sáng lập của HomeBiAF, Yair Teller nhận định công nghệ này là một giải pháp rõ ràng và hiệu quả để giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm, cùng lúc giải quyết cả vấn đề thiếu năng lượng.

Để có điện, nước nóng... nhằm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người, tất cả đều có thể đến từ vật liệu hữu cơ, ông Yair Teller khẳng định. Theo cách này, con người hoàn toàn có thể tân dụng nguồn chất thải hữu cơ thải ra hằng ngày để làm những chuyện có ích hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.