Thứ Bảy, 04/07/2020 16:01

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng ổn định

Sáng 4/1, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc (CTDT) năm 2022; sơ kết 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là giá trị cốt lõiTrang bị kiến thức giám sát cho cán bộ vùng dân tộc thiểu sốĐồng hành cùng học sinh dân tộc thiểu số khó khăn

Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

UVTW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cùng các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT chủ trì hội nghị. 

Năm 2022, tình hình KT-XH vùng DTTS&MN chuyển biến tích cực. Các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, nổi bật nhất là việc phối hợp triển khai và hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN.

CTDT năm 2022 góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung về phát triển KT-XH.

Năm 2023, CTDT sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Theo đó, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bố trí, sắp xếp công chức, người lao động phù hợp với chuyên môn, năng lực, trình độ của mỗi người tương ứng với vị trí việc làm; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ...

Đời sống của đồng bào DTTS tại huyện A Lưới ngày càng được cải thiện

Tại Thừa Thiên Huế, năm 2022, đời sống của đồng bào DTTS&MN ổn định. Ngành nông nghiệp, các địa phương đã hướng dẫn người dân vùng đồng bào DTTS&MN sản xuất trồng trọt; chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các địa phương vùng đồng bào DTTS đã chủ động và linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức dạy học; triển khai nhiều giải pháp, hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch COVID -19 hiệu quả, bảo đảm an toàn cho học sinh và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục...

Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cấp huyện cơ bản hoàn thành nội dung chương trình công tác; tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác tham mưu; bám sát tình hình địa phương cơ sở để kịp thời phát hiện, hướng dẫn và báo cáo kiến nghị, tham mưu giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.

Tin, ảnh: LÊ THỌ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới
Chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới

Các đại biểu thẳng thắn đánh giá thực trạng chuyển đổi số (CĐS) và triển khai Đề án 06; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, nhất là trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp thiết thực thúc đẩy quá trình CĐS quốc gia.

Hỗ trợ thanh niên miền núi thoát nghèo
Hỗ trợ thanh niên miền núi thoát nghèo

Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp và giảm nghèo bền vững (GNBV) là mục tiêu Huyện đoàn A Lưới hướng đến, nhằm thực hiện Nghị quyết số 11 của Huyện ủy A Lưới về GNBV giai đoạn 2022 - 2025.

Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tạo đột phá để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham luận của Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tại hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng vào sáng 5/2 tại Bình Định cho thấy nhiều giải pháp để hướng đến thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng hành, giúp người dân đi lên
Đồng hành, giúp người dân đi lên

Thực hiện Dự án phát triển kinh - tế xã hội (KT-XH), mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) A So, huyện A Lưới, đầu năm 2023, Đoàn KT-QP 92 đã cấp hỗ trợ vật nuôi và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho bà con xã A Roàng, Lâm Đớt và Đông Sơn.