Chủ Nhật, 23/06/2019 14:16

Doanh nghiệp chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa trong dịp Tết 2022

Hiện nay, các doanh nghiệp, nhà phân phối tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung, chủ động nâng cao năng lực sản xuất, cung ứng hàng hóa để đảm bảo nguồn cung dồi dào, phong phú và cam kết giữ giá ổn định để phục vụ thị trường mua sắm dịp Tết 2022.

Đảm bảo chuỗi cung ứng, hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022Quà tết thương hiệu Huế đi xaCheck-in tếtSản phẩm làng nghề hối hả vào vụ tếtThị trường hàng hóa Tết: Siết chặt quản lý ngay từ khâu sản xuất“Đội mưa” chăm hoa tếtNông sản Việt "mất đường" sang Trung Quốc vì virus coronaChen chân đi chợ hoa cành, trái cây đơm tết“Check in” hoa ly A Lưới

Nguồn cung dầu ăn phục vụ thị trường Tết 2022 luôn được các doanh nghiệp đảm bảo cung ứng đầy đủ.

Hàng hóa, thực phẩm dồi dào

Tại các cửa hàng, siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh, các mặt hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống, đồ đa dụng... khá phong phú và đa dạng trên các quầy kệ; tuy nhiên lượng người đi mua sắm không còn đông đúc và phải xếp hàng vì lo thiếu hàng như trong những tháng cao điểm của dịch bệnh.

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, ngay từ giữa tháng 11, đơn vị đã thực hiện dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu với tổng giá trị lên đến gần 6.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước để vừa bình ổn giá cả thị trường, vừa đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc Khối vận hành hoạt động Co.opmart, để chuẩn bị tốt nguồn hàng phục vụ thị trường Tết 2022, từ giữa năm 2021, đơn vị đã lên kế hoạch phối hợp với các đơn vị sản xuất, nhà cung cấp chuẩn bị tăng cường lượng hàng thiết yếu lên từ 2-3 lần. Trong đó, phần lớn ưu tiên đầu tư cho dự trữ các nhóm hàng bình ổn thị trường gồm gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản; còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết. Ngoài ra, Saigon Co.op cũng tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa trong giai đoạn kinh doanh cao điểm này, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm thời vụ Tết.

Ông Lê Hữu Tình, Quản lý cấp cao Marketing Emart cũng cho biết, năm nay lượng hàng Tết của siêu thị sẽ tăng khoảng 15%. Đáng chú ý, hàng tết năm nay tại Emart có hơn 95% được sản xuất trong nước, tập trung nhiều vào hàng thiết yếu; các nhóm hàng đặc thù cho mùa Tết được ưu tiên không tăng giá để hỗ trợ người tiêu dùng. Ngoài ra, siêu thị cũng có những mặt hàng Tết được thiết kế theo các gói quà tặng với giá thấp hơn năm trước từ 10-30% nhằm tiết kiệm chi tiêu cho người tiêu dùng trong thời điểm khó khăn.

Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đã chuẩn bị 19.881 tỉ đồng để dự trữ, cung ứng hàng hóa cho 2 tháng Tết (Dương lịch và Âm lịch), tương đương Tết năm 2021; trong đó có 7.221 tỉ đồng chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường. Riêng tháng cao điểm phục vụ Tết (từ ngày 1 đến 30 tháng Chạp), tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là 11.024 tỉ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.182,9 tỉ đồng. Trong đó, có nhiều nhóm hàng đủ sức chi phối thị trường, chiếm 29%-54,5% nhu cầu như: thịt gia cầm (54,5%), trứng gia cầm (47%), thực phẩm chế biến (28,1%), thịt gia súc (21%), dầu ăn (27,5%), gạo (31,5%).

"Hiện nay, các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường tại thành phố đều cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết; đồng thời, thực hiện giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm... ", ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết.

Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh nguồn cung

Cũng theo Sở Công thương, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay giá nhiên liệu, nguyên vật liệu, chi phí vận tải... biến động, trong khi chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước tăng, khiến doanh nghiệp phải giảm quy mô hoạt động và làm tác động đến giá cả hàng hóa. Vì vậy, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, khí đốt, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, lương thực - thực phẩm từ nay đến cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán sẽ còn tiếp tục chịu sức ép, tiềm ẩn nhiều khả năng đối diện áp lực tăng giá mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

"Thành phố Hồ Chí Minh đã và sẽ làm việc với các tỉnh, thành nhằm bảo đảm đủ nguồn cung với giá cả ổn định, thậm chí khuyến mãi kéo dài, người dân có thể yên tâm mua sắm. Tuy nhiên, dự đoán nhu cầu tiêu dùng dịp Tết của người dân thành phố năm nay có khả năng giảm do ảnh hưởng dịch COVID-19, do đó Thành phố khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nguồn cung cho thị trường từ đây đến cuối năm", ông Bùi Tá Hoàng Vũ chia sẻ thêm.

Ngoài ra, để kích thích nhu cầu mua sắm trong tháng cận Tết, nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, tập trung vào các mặt hàng như nước giải khát, bánh kẹo, mứt, quần áo... Các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, SATRA, AEON - Citimart, Big C... dự kiến tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi giảm giá 5 - 49% cho hàng ngàn mặt hàng phục vụ Tết.

Đối với hoạt động của các chợ truyền thống, tính đến nay, đã có 194/233 chợ truyền thống đã hoạt động trở lại; 3 chợ đầu mối lớn của TP Hồ Chí Minh là Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức cũng đã hoạt động và đang dần ổn định. Một số địa phương như Quận 1, 6, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp và huyện Cần Giờ đã mở lại 100% chợ truyền thống.

Đối với các chợ chưa hoạt động, theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh là do một số địa phương còn thận trọng, chưa tích cực mở lại. Một số chợ nằm gần khu vực giáp ranh với tỉnh, thành khác, tiểu thương chủ yếu là người địa phương khác đến kinh doanh nên khó kiểm soát dịch tễ. Sở Công thương đang đôn đốc các quận, huyện và thành phố Thủ Đức chủ động, tích cực rà soát, đánh giá và thực hiện những giải pháp để sớm khôi phục hoạt động của các chợ trên địa bàn trước ngày 31/12, bảo đảm tuân thủ các điều kiện an toàn theo quy định.

Ngoài ra, để giữ ổn định giá cả từ nay đến Tết Nguyên đán, doanh nghiệp bình ổn thị trường ở TP Hồ Chí Minh cũng sẽ tổ chức 350 chuyến bán hàng lưu động tại các quận ven, huyện ngoại thành, khu lưu trú công nhân; các công ty, xí nghiệp đông công nhân, ký túc xá, bệnh viện... Những doanh nghiệp này cũng sẽ tổ chức các chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" tại Công ty PouYuen, KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung I và II… để phục vụ người lao động thu nhập thấp, không có điều kiện về quê đón Tết.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Công Thương hướng tới đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng từ 8 - 9
Bộ Công Thương hướng tới đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng từ 8 - 9%

Đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2023, nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa với gần 100 triệu dân, mục tiêu đặt ra là hướng tới việc thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt từ 8 - 9%.

Thời tiết ngày mùng 3 Tết Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 24/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo

Đối với trẻ ở lại điều trị, đón tết tại bệnh viện là một thiệt thòi lớn. Nhiều tấm lòng, nhiều cánh tay chìa ra giúp bệnh nhi vui vẻ, lạc quan tiếp sức cho các em trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.