Thứ Sáu, 06/03/2015 14:51

Doanh nghiệp CNTT phải liên kết trong cách mạng công nghiệp 4.0

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp CNTT phải có sự chia sẻ, kết nối dữ liệu chặt chẽ để mọi ứng dụng hoạt động được thuận lợi...

Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam lần thứ 7 (Vietnam ICT Summit 2017) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) phải liên kết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

doanh nghiep cntt phai lien ket trong cach mang cong nghiep lan thu 4 hinh 1
Doanh nghiệp CNTT cần đẩy mạnh liên kết, chia sẻ trong thời kỳ kinh tế số (Ảnh minh họa)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam phải xây dựng được hạ tầng CNTT mạnh, giữa nhà nước, bộ ngành và doanh nghiệp phải có sự chia sẻ, kết nối dữ liệu chặt chẽ để mọi ứng dụng hoạt động được thuận lợi, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp CNTT làm ra sản phẩm mới, đem lại lợi ích cho cộng đồng, thúc đẩy sự tăng trưởng của đất nước.

Không thể để lỡ cơ hội

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực, phát huy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các thành phố thông minh, nông nghiệp thông minh, đào tạo nhân lực CNTT, làm thế nào để mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong quản trị, điều hành và phát triển...

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam đã bỏ lỡ hai cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên do hoàn cảnh lịch sử. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, Việt Nam đã đi thẳng vào lĩnh vực kỹ thuật số và có nhiều thành quả. Còn thời điểm hiện nay, cần phải tập trung vào những việc với tâm thế mới, phải xây dựng hạ tầng CNTT thật mạnh.

doanh nghiep cntt phai lien ket trong cach mang cong nghiep lan thu 4 hinh 2
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam lần thứ 7 khai mạc sáng nay (6/9) tại Hà Nội

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, nêu thực tế: 30 năm trước, quốc gia như Hàn Quốc đã mạnh dạn xây dựng xa lộ thông tin. Malaysia, Thái Lan cũng đi trước một bước. Thời đó, Việt Nam không bỏ lỡ khi gian khổ xây dựng những tuyến cáp quang, viba đầu tiên, không có nhiều kỹ sư được đào tạo cơ bản. Nay đã có 3G, 4G, cáp quang đến từng thôn bản.

"Việt Nam đã có 4G, không chỉ Bộ TT&TT mà các bộ khác cũng phải có cơ chế thiết thực thúc đẩy về băng thông, giá cước, rồi chính sách từ quỹ viễn thông công ích để đưa cáp quang về mọi ngõ ngách. Giống như trước kia đưa điện thoại cố định về mọi ngõ ngách, thì nay là smartphone, băng rộng...", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Tạo "mỏ" chung cho mọi doanh nghiệp

Theo ông Vũ Đức Đam, điều quan trọng của hạ tầng không chỉ ở phần cứng mà phải làm một cách chuyên nghiệp từ kiến trúc chung cho đến trung tâm dữ liệu, và tiến tới để có dữ liệu mở… Đầu tiên từ các bộ ngành, rồi doanh nghiệp và mọi người phải chia sẻ, kết nối dữ liệu. Chỉ khi đó, mọi ứng dụng mới được thuận lợi, mới có “mỏ” cho mọi doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp CNTT tương lai, startup tương lai mới có vùng đất làm ra sản phẩm mới, đem lại lợi ích cho cộng đồng.

Phó Thủ tướng lưu ý, cần phải có sự thay đổi từ cộng đồng CNTT bởi đây là vấn đề rất quan trọng. Thay vì trước đây làm những dịch vụ nhỏ, nay phải làm bài bản, chuyên nghiệp hơn...

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần đặc biệt lưu ý vấn đề an ninh mạng. Đây không chỉ là cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm. Các cơ quan quản lý nhà nước dần phải có văn bản hoàn thiện về vấn đề này. Từ nhân lực, kỹ thuật, cơ chế về an toàn mạng thì có thể đến lúc sẽ phải trả giá.

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về vấn nạn spam, mã độc tấn công mạnh trong các doanh nghiệp, cơ quan…, ông Vũ Đức Đam lo ngại.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.