Chủ Nhật, 05/05/2019 08:50

Đồng hành cùng trẻ khi tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19

Vắc-xin phòng COVID-19 đã bắt đầu được tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi 16-17 ở TP. Hồ Chí Minh. Việc này cũng sẽ được mở rộng ra cả nước khi điều kiện về vắc-xin cho phép. Các chuyên gia y tế đã đưa ra những gợi ý để cha mẹ có thể hỗ trợ các con tốt hơn khi đến lượt tiêm chủng.

Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo công tác phòng dịch tại các điểm tiêm vắc-xin COVID-19Siết chặt giám sát để có thể nới lỏng giãn cáchCDC Mỹ: Miễn dịch do vắc xin cao 5,5 lần so với miễn dịch sau khỏi bệnh

Vắc-xin Pfizer. Ảnh: Tư liệu

Theo kế hoạch, từ tháng 11/2021, Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi trên toàn quốc. Loại vắc-xin tiêm chủng cho trẻ em nhóm tuổi này là Comirnaty do Pfizer-BioNTech, Hoa Kỳ sản xuất. Vắc-xin Comirnaty do Pfizer-BioNTech đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng vắc-xin này tiêm chủng cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi, như: Hoa Kỳ, Canada, EU, Nhật Bản.

Vắc-xin Comirnaty Pfizer-BioNTech tiêm chủng cho trẻ em 12 - 17 tuổi với liều lượng, đường tiêm, khoảng cách tiêm giống như với người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần.

Theo BS. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), để hỗ trợ trẻ, trước khi tiêm cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin; không để trẻ bị đói khi đi tiêm; chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm và ký xác nhận Phiếu đồng ý cho trẻ tiêm chủng. Trong khi tiêm, nếu cha mẹ đi cùng trẻ đến điểm tiêm, hãy động viên và cùng với trẻ thực hiện tuân thủ 5K. Sau khi tiêm xong, động viên và cùng với trẻ ở lại điểm tiêm 30 phút sau khi tiêm để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau khi tiêm.

Sau khi trẻ rời khỏi điểm tiêm, hãy chú trọng theo dõi các dấu hiệu bất thường (nếu có), đặc biệt 7 ngày đầu sau tiêm và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng.

Hãy liên hệ ngay với Đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện (theo số điện thoại hoặc địa chỉ được điểm tiêm chủng cung cấp) khi trẻ có một trong các biểu hiện: Cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó; đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; khó thở, thở rít, khò khè, tím tái. Hoặc có các biểu hiện toàn thân, như: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Cha mẹ cũng lưu ý, luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau khi trẻ tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay. Không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau. Đồng thời, thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có các dấu hiệu sốt để kịp thời liên hệ cơ quan y tế xử trí.

ĐỒNG VĂN (giới thiệu)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.