Thứ Ba, 28/02/2017 14:10

Đột phá từ nguồn nhân lực

Kinh tế hợp tác nói chung và HTX nói riêng hiện giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.

Cần tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực đã tốt nghiệp các trường đại học tham gia làm việc tại các hợp tác xã (HTX), là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi thăm Hợp tác xã (HTX) lâm nghiệp bền vững Lộc Hòa (Phú Lộc) vào đầu tuần này. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các HTX trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Kinh tế hợp tác nói chung và HTX nói riêng hiện giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết 30/6/2019 cả nước đã có 14.452 hợp tác xã nông nghiệp. Với Thừa Thiên Huế, tính đến 30/6/2019, toàn tỉnh có 267 HTX, với trên 98,6 nghìn thành viên, tổng số lao động thường xuyên gần 1,3 nghìn người. Các HTX hoạt động ở nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu là nông nghiệp, với 187 HTX. Doanh thu bình quân của 1 HTX đạt khoảng 2 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân 94,594 triệu đồng.

Có nhiều nguyên nhân khiến hiệu quả hoạt động của các HTX không cao so với quy mô, tiềm năng và lợi thế, nhưng một trong những nguyên nhân mang tính chủ quan là do đội ngũ cán bộ quản lý HTX phần đông có tuổi đời cao, chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng để điều hành hoạt động HTX. Do đó, dù đã chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật HTX mới nhưng các HTX chủ yếu hoạt động dịch vụ đơn thuần; hoạt động liên doanh, liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với nhau và các đơn vị kinh tế khác chưa thực sự tích cực.

Với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, việc đầu tư xây dựng mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, sản xuất hữu cơ, sản xuất an toàn và theo hướng gia tăng giá trị vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các HTX. Để làm được điều này cần nhiều điều kiện, nhưng có lẽ bắt đầu từ đội ngũ cán bộ HTX.

Theo thông tin được ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH cho biết tại cuộc đối thoại trực tuyến với chủ đề: “Lao động, việc làm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức đầu năm 2019, tỷ lệ lao động thanh niên thất nghiệp khoảng 7% - gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Số lượng sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thất nghiệp cao - thường xuyên khoảng 200.000 người. Với Thừa Thiên Huế, nơi đào tạo nhiều sinh viên các ngành kinh tế, nông nghiệp đúng nhu cầu của các HTX, sẽ là cơ hội tốt cho các HTX thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nhu cầu là vậy, nhưng tại sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng và họ cũng xuất thân từ nông thôn lại không mặn mà quay về làm việc tại địa phương. Câu trả lời không khó, đó là thu nhập, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến… Điều này cũng đã được nhận diện và tháng 9/2018 tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020, với nhiều chính sách ưu đãi về thu nhập, được xem xét bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và góp vốn vào HTX theo quy định. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ triển khai thực hiện các mô hình, phương án, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh do cán bộ trẻ đề xuất nhằm củng cố, phát triển HTX nơi công tác…

Chủ trương đã có, vấn đề còn lại là sự mạnh dạn thay đổi, tiếp nhận nhân tố mới, thậm chí hy sinh quyền lợi của chính đội ngũ cán bộ HTX để tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, tư duy tốt tham gia quản lý HTX. Chỉ khi có trình độ, năng lực quản lý, kiến thức chuyên ngành họ mới có thể mạnh dạn đổi mới mô hình hoạt động của HTX cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu của các thành viên. Làm tốt khâu đột phá này là tiền đề  xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác nói chung, HTX nói riêng trong xu thế phát triển hiện nay.

Hoàng Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình
Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế là dự án (DA) có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược trong việc giải quyết tình trạng ngập lụt, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, nhiều gói thầu hiện nay đang ì ạch thi công do thiếu mặt bằng, nhân lực dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình.