Thứ Tư, 20/05/2015 14:16

Đức đối mặt với nguy cơ phải tổ chức các cuộc bầu cử mới

Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ phải chấp nhận thành lập Chính phủ thiểu số nếu không muốn Tổng thống kêu gọi tổ chức các cuộc bầu cử mới.

Thủ tướng Đức Merkel kêu gọi thành lập liên minh JamaicaLãnh đạo thế giới chúc mừng chiến thắng của Thủ tướng Đức Angela MerkelBà Merkel tái đắc cử Thủ tướng Đức nhiệm kỳ 4

Các cuộc đàm phán để thành lập Chính phủ liên minh của Đức đã thất bại sau khi đảng Dân chủ Tự do (FDP) rút khỏi các cuộc đàm phán. Việc hình thành một liên minh giữa đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Merkel, đảng Dân chủ Tự do (FDP) theo đường lối thân thiện với doanh nghiệp và đảng Xanh chủ trương bảo vệ môi trường là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Đức.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters

Sau 4 tuần đàm phán, với vòng đối thoại cuối cùng ngày 19/11, các bên đã gần đạt được thỏa thuận về những điểm chính, trong đó bao gồm cả chính sách khí hậu, song vẫn mâu thuẫn gay gắt về chính sách nhập cư. Trong khi các vấn đề về thuế và tài chính công trở nên khó khăn, thì mối liên kết phức tạp nhất lại liên quan đến chính sách nhập cư. 

Phát biểu với giới truyền thông Đức, người phát ngôn của đảng Dân chủ Tự do tuyên bố đảng này đã rút khỏi các cuộc đàm phán nhằm thành lập chính phủ liên minh. Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Christian Lindner nhấn mạnh: “Những bất đồng cho thấy 4 đảng tham gia không chia sẻ tư tưởng chung về việc làm thế nào hiện đại hóa đất nước và trên hết đó là không thể xây dựng một nền tảng chung giúp tạo sự tin tưởng lẫn nhau.

Đây là những điều kiện tiên quyết cho một chính phủ ổn định. Chúng ta không biết phải đối mặt với gì trong những năm tới tại Đức, châu Âu hay thế giới. Nếu 4 đảng không thể đưa ra một kế hoạch chung để giải quyết thách thức, đây sẽ không phải là một khởi đầu tốt”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ sự tiếc nuối khi đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới thất bại, song cam kết sẽ đưa nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

Bà Merkel cho biết: “Chúng tôi nghĩ các bên đang đi trên con đường để tiến tới thỏa thuận. Tuy nhiên đây là một ngày không vui cho nước Đức. Với tư cách là một Thủ tướng, tôi sẽ làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng đất nước nằm trong tầm kiểm soát trong những tuần khó khăn sắp tới”.

Với những diễn biến hiện nay, Thủ tướng Merkel có thể tìm kiếm thành lập một chính phủ thiểu số với Đảng Xanh và thu thập các phiếu bầu độc lập từ các đảng khác.

Bà Merkel cho biết, bà sẽ gặp Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier để thông báo về việc không thành lập được chính phủ liên minh.  Động thái này cho thấy bà Merkel có thể sẽ không tìm kiếm một Chính phủ thiểu số với đảng Xanh. 

Với việc không đưa được Đảng Dân chủ Tự do trở lại bàn đàm phán, Thủ tướng Merkel sẽ phải cố gắng thuyết phục Đảng Dân chủ xã hội. Tuy nhiên, Lãnh đạo Đảng Dân chủ xã hội Martin Schulz một lần nữa bác bỏ khả năng trở thành đại liên minh với liên đảng của Thủ tướng Merkel.

Nếu tất cả các giải pháp không khả thi, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier có thể giải tán quốc hội hiện nay và kêu gọi các cuộc bầu cử mới. Đây là điều mà tất cả các bên đều muốn tránh vì lo ngại sẽ có thêm lợi thế cho đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) theo đường lối cực hữu.

Các khảo sát hiện cũng cho thấy, nếu tổ chức một cuộc bầu cử mới sẽ cho một kết quả tương tự, khiến những nỗ lực để thành lập một chính phủ mới tiếp tục dậm chân tại chỗ. 

Thất bại trong việc thành lập một Chính phủ tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể tác động lớn đến các cải cách của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu cũng như chính sách của Liên minh châu Âu về Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đức bấy lâu nay vẫn là một nước đứng ra làm hòa giải cho các vấn đề về Hy Lạp trong khối Eurozone cũng như thúc đẩy các chính sách trừng phạt của EU đối với Nga./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023
WB cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023

Theo Tạp chí Bloomberg ngày 7/1, Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại “những cú sốc bất lợi hơn nữa” có thể sẽ đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái trong năm nay; trong đó, các quốc gia nhỏ sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương.

UNCTAD Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023
UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023

Theo một báo cáo mới vừa được công bố ngày 14/12 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), tổng giá trị thương mại toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 32.000 tỷ USD trong năm nay, nhưng lạm phát cao đã làm đảo ngược một số thành tựu đạt được trong những tháng gần đây. Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu đã chuyển sang đà “tiêu cực” trong nửa cuối năm 2022.