Thứ Tư, 15/07/2015 09:15

Đừng thả xuống sông dù chỉ một cọng rác

Những chiều thẩn thơ đi dọc sông Hương, càng thấy con sông đẹp lạ thường. Bỏ qua những ngày ầm ĩ vì mưa lũ, sông Hương trở lại với vẻ hiền hòa êm đềm vốn có.

Tuy vậy, cứ chốc chốc tôi lại thấy những người thản nhiên vứt rác xuống dòng sông xinh đẹp đó. Tôi vẫn thường tự hỏi với chính mình: “Người ta nghĩ gì khi vứt rác xuống sông?”.

Hẳn nhiên với nhiều người, điều đó không có gì là to tát. “Chỉ một cọng rác, một cái bao nilon, một tờ giấy, một cái lon… thôi mà...” – nhiều  người ắt sẽ nghĩ vậy. Nhưng, Huế có gần 400.000 người cư trú, nếu ai cũng đi theo lối suy nghĩ như vậy, thì sông Hương, hay các con sông khác ở Huế, có còn vẻ đẹp thuần khiết của dòng sông bao bọc Huế thương?

Không nói đâu xa, một chi lưu của sông Hương là sông An Cựu, trước đây đã từng bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và ý thức kém của người dân. Dòng sông Lợi Nông trong xanh năm xưa giờ đây biến thành “kho” của khu chợ với đủ thứ rác thải làm nước sông đục ngầu. Những năm gần đây, sông An Cựu phần nào lấy lại được vẻ đẹp của mình, nhờ vào việc cải thiện ý thức của người dân quanh khu vực, cũng như các hoạt động làm sạch nguồn nước.

Sông An Cựu nhỏ nhưng cũng đã mất rất nhiều thời gian để khôi phục sau tình trạng ô nhiễm. Vậy nếu một ngày sông Hương trở nên đục ngầu, lềnh bềnh rác thải, mọi thứ sẽ tệ đến thế nào?

Liệu những khách du lịch nước ngoài đến Huế, khi thấy một dòng sông biểu tượng của đất Cố đô như vậy, họ sẽ nghĩ gì? Liệu rằng người dân xứ Huế có còn tự hào với một dòng sông ô nhiễm hay không? Hay liệu sẽ mất bao nhiêu lâu, bao nhiêu công sức, tiền của để khôi phục lại dòng sông khi nó bị ô nhiễm? Chưa hết, nếu dòng sông bị ô nhiễm, nó sẽ mang sự ô nhiễm đó sang các cửa biển, các bãi tắm. Nếu điều đó thật sự xảy ra, hậu quả là vô cùng nghiêm trọng.

Có những điều nhỏ nhặt tưởng chừng như vô hại, nhưng “tích tiểu thành đại” ắt hẳn sẽ vô cùng có hại, cũng như việc vứt rác xuống sông.

Đăng Trình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.