Thứ Ba, 10/01/2017 14:56

EIA hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới trong năm 2019

Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) vừa công bố ngày 9/7, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng khoảng 1,1 triệu thùng/ngày trong năm 2019, thấp hơn 200.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng Sáu.

Ấn Độ nỗ lực kích cầu để đẩy mạnh sản xuất ô tô điệnPháp mở rộng lệnh cấm với xe diesel cũCPTPP mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào CanadaTổng thống Trump thông báo Mỹ sẽ không áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc

Giàn khoan dầu ở cảng Aransas, Texas. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

EIA dự đoán mức tăng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2020 trung bình sẽ ở mức 1,4 triệu thùng/ngày.

Đồng thời, EIA dự báo lượng dầu dự trữ trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 100.000 thùng/ngày trong cả năm 2019 và 2020. Điều này phản ánh triển vọng nhu cầu dầu thế giới yếu đi trong năm 2019.

Đề cập đến Mỹ, EIA cho biết sản lượng dầu thô của nước này sẽ đạt mức trung bình 12,4 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và 13,3 triệu thùng/ngày năm 2020, trong đó phần lớn mức tăng đến từ khu vực Permian của Texas và New Mexico.

Theo tổ chức này, nhập khẩu ròng sản phẩm xăng và dầu thô của Mỹ sẽ ở mức trung bình 600.000 thùng/ngày trong năm 2019, giảm so với mức trung bình 2,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018. EIA dự báo Mỹ sẽ xuất khẩu ròng các sản phẩm xăng và dầu thô với mức 100.000 thùng/ngày trong quý IV/2019 và ở mức trung bình 500.000 thùng/ngày vào năm 2020.

Về giá dầu, EIA cho biết giá dầu Brent Biển Bắc giao ngay đã ở mức trung bình 64 USD/thùng trong tháng Sáu, thấp hơn 7 USD/thùng so với mức trong tháng 5/2019 và thấp hơn 10 USD/thùng so với mức của tháng 6/2018. Do đó, EIA dự báo giá dầu Brent giao ngay sẽ đạt mức trung bình 67 USD/thùng trong nửa cuối năm 2019 và duy trì ở mức này trong năm 2020. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) sẽ ở mức trung bình 62 USD/thùng trong nửa cuối năm 2019 và ở mức 63 USD/thùng trong năm 2020.

Theo TTXVN

 
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.