Thứ Bảy, 07/03/2015 14:51

EU chia rẽ sâu sắc vì phán quyết Tòa án tư pháp về hạn ngạch nhập cư

Tòa án Tư pháp châu Âu ngày 6/9 bác đơn khiếu nại của Hungary và Slovakia đối với kế hoạch phân bổ hạn ngạch người nhập cư giữa các nước EU.

Thủ tướng Anh cam kết hạn chế nhập cưEU dự tính tăng cường trục xuất người nhập cư trái phép

Tuyên bố chính thức của tòa nêu rõ "Tòa án bác bỏ những hành động của Slovakia và Hungari chống lại cơ chế tạm thời về việc tái bố trí bắt buộc đối với những người tị nạn, nhập cư".

eu chia re sau sac vi phan quyet toa an tu phap ve han ngach nhap cu hinh 1
Người tị nạn lên tàu đến Hungary. Ảnh: Reuters
 

Tuyên bố khẳng định cơ chế này tính toán cân đối việc phân bổ người tị nạn, qua đó hỗ trợ Hy Lạp và Italia đối phó với tác động từ cuộc khủng hoảng người nhập cư.

Phản ứng sau thông tin trên, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nước này tôn trọng phán quyết của Tòa Tư pháp châu Âu song sẽ không thay đổi quan điểm đối với cơ chế phân bổ hạn ngạch người nhập cư.

Ông Fico khẳng định Slovakia sẽ tiếp tục đấu tranh trong vấn đề này. Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto chỉ trích quyết định của Tòa Tư pháp EU là "vô trách nhiệm và không thể chấp nhận được", đe dọa đến an ninh và tương lai của châu Âu. 

Trái ngược với phản ứng của Slovakia và Hung-ga-ri, Đức, nước vốn ủng hộ việc "mở cửa" với người nhập cư, lại hoan nghênh quyết định trên. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel bày tỏ hy vọng các nước EU sẽ tuân thủ phán quyết của tòa án và nhanh chóng triển khai hoạt động tiếp nhận người tị nạn. 

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière khẳng định: “Tôi hoan nghênh quyết định của Tòa án tư pháp Châu Âu. Quay ngược trở lại quá khứ vào năm 2015, Đức và Pháp đã đưa ra sáng kiến phân bổ người tị nạn và nhập cư theo nguyên tắc đoàn kết thông qua quyết định của Hội đồng Châu Âu.

Đây là sáng kiến chưa từng có tiền lệ trước đó nhưng rất cần thiết. Đến hôm nay Tòa án tư pháp Châu Âu đã tạo sự ràng buộc và pháp lý đối với sáng kiến này”.

Thực tế cho thấy các nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã bị chia rẽ sâu sắc kể từ khi EU đã thông qua chương trình phân bổ hạn ngạch người nhập cư với mục tiêu tái định cư cho 160.000 người tị nạn năm 2015.  

Các quốc gia Trung và Đông Âu “lắc đầu từ chối” không tiếp nhận người tỵ nạn là bởi họ cho rằng việc áp đặt hạn ngạch lên các quốc gia thành viên có chủ quyền là phi lý và không thể chấp nhận được.

Đó còn chưa kể tới việc Trung và Đông Âu còn là những nước nghèo khó ở châu Âu. Song, lý do quan trọng hơn, đó là những lo ngại mới về nguy cơ an ninh tiềm ẩn.

Một loạt các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại một số nước Tây Âu thời gian gần đây, trong đó có các vụ tấn công ở Anh, Đức làm dấy lên những lo ngại về các cuộc khủng bố tương tự tại các quốc gia Trung và Đông Âu.

 Đây cũng là lý do tại sao đến nay, mục tiêu nêu trên chưa thể hoàn thành. Đến tháng 7 năm nay, mới chỉ có 24.000 người tị nạn được chuyển từ Hy Lạp và Italia sang các nước thành viên khác. 

Giới phân tích cho rằng phán quyết của Tòa án Tư pháp Châu Âu sẽ khiến tình hình thêm căng thẳng, bởi nó gây thêm mâu thuẫn giữa các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu và có thể khiến Hungari và Slovakia phản ứng gay gắt hơn.

EU vốn đang phải gồng mình xử lý hậu quả của việc Anh rời khỏi khối, nay gánh thêm những thách thức trên, sẽ không dễ dàng gì vượt qua trở ngại trước mắt./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7

Hôm nay (9/1), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần đến 5 nước thành viên của nhóm G7, nhằm tăng cường mối quan hệ với châu Âu và Anh, đồng thời tập trung vào liên minh Nhật - Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington trong những ngày tới, AP News và Reuters đồng loạt đưa tin cho biết.