Thứ Hai, 28/04/2014 14:27

EU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10

Hội đồng châu Âu vừa thông báo sẽ chính thức phê duyệt Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện Canada-EU (CETA) vào ngày 29/10.

Bỉ đạt được thỏa thuận phá vỡ bế tắc Hiệp định Thương mại EU-CanadaCanada dập tắt hi vọng của EU

Thông báo trên được đưa ra ngay sau khi các nhà chính trị Bỉ cuối cùng đã nhất trí thông qua Hiệp định kinh tế đa phương đang bị đình trệ này.

eu se chinh thuc phe chuan hiep dinh canada eu trong ngay 29 thang 10 hinh 1
Ảnh minh họa: AP
Trước đó ngày 27/10, Thủ tướng Bỉ Charles Michel tuyên bố đã đạt được thỏa thuận sau vòng đàm phán mới nhất với cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ Wallonia giúp phá vỡ thế bế tắc liên quan Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện CETA mà chính phủ 27 trong EU ủng hộ song chỉ một vùng nói tiếng Pháp với khoảng 3 triệu dân ở miền Nam ở Bỉ phản đối. 

Thủ tướng Charles Michel cho biết, những người đứng đầu các vùng và cộng đồng ngôn ngữ đã đưa ra văn bản chung nhằm xoa dịu những lo ngại về các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu và hệ thống giải quyết tranh chấp gây nhiều tranh cãi.

Theo luật liên bang Bỉ, Chính phủ Bỉ không thể ký thỏa thuận nếu không được tất cả 6 nghị viện khu vực chấp nhận. Từ đó, nếu một trong 27 nước thành viên trong EU không chấp nhận thì EU cũng sẽ không thể thông qua sự kết nối thương mại với Canada, nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới CETA nếu được chấp nhận sẽ loại bỏ phần lớn các mức thuế hiện nay giữa Liên minh châu Âu (thị trường gồm 500 triệu dân) và Canada, giúp tạo thêm nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, những người phản đối lại lo ngại rằng CETA sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các tiêu chuẩn và hạ thấp các quy định về bảo vệ môi trường, sức khỏe, sự an toàn và quyền lợi của người lao động./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP
Philippines phê chuẩn hiệp định RCEP

Tối 21/2, Philippines vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với hy vọng hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có thể giúp Philippines thu hút việc làm tốt hơn, cùng với đó là cung cấp hàng hóa rẻ hơn trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục.