Thứ Tư, 05/02/2014 05:40

FAO: Giá lương thực toàn cầu giảm nhẹ trong tháng 7

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) ngày 4/8, giá lương thực toàn cầu đối với các loại thực phẩm chính có sự suy giảm nhẹ trong tháng 7 vừa qua, sau 5 tháng tăng liên tiếp.

LHQ cảnh báo tình trạng thiếu lương thực khẩn cấp ở YemenFAO: Triều Tiên thiếu 690.000 tấn lương thực trong năm 2016FAO: Hạn hán và xung đột làm trầm trọng thêm tình hình lương thực toàn cầuFAO kêu gọi phát triển bền vững hướng đến dinh dưỡng tốt hơn

Giá lúa mì giảm trong tháng 7 do nguồn cung lúa mì toàn cầu lớn. Ảnh: FAO

Chỉ số giá lương thực của FAO, một thước đo thương mại nhằm theo dõi giá cả thị trường quốc tế đối với 5 nhóm thực phẩm chính là thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường đạt trung bình 161,9 điểm trong tháng 7, giảm 0,8% so với tháng 6 và thấp hơn 1,4% trong cùng kỳ năm 2015.

Sự suy giảm được cho là do sự sụt giảm về giá bán của ngũ cốc và dầu thực vật. Trong đó, giá ngũ cốc giảm 5,6% so với tháng 6, bởi ngô trượt giá mạnh nhờ vào điều kiện thời tiết thuận lợi ở các khu vực trồng ngô then chốt của Mỹ, nhà sản xuất và xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Cũng trong tháng 7, giá lúa mì giảm chủ yếu do nguồn cung toàn cầu lớn và triển vọng xuất khẩu từ khu vực Biển Đen.

Đối với dầu thực vật, loại thực phẩm này có giá bán giảm 2,8% so với tháng 6. Giá dầu thực vật giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp chủ yếu do giá dầu cọ sụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Điều này phản ánh sự phục hồi trong hoạt động sản xuất dầu cọ ở Đông Nam Á, kết hợp với nhu cầu nhập khẩu toàn cầu. Bên cạnh đó, giá dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải cũng giảm, nhờ vào triển vọng khả quan hơn về nguồn cung so với dự đoán trước đó.

Trong khi đó, giá sữa tăng 3,2% so với tháng 6, giá bơ cũng cho thấy sự trỗi dậy mạnh nhất trong nhóm thực phẩm này. Tuy vậy, chúng vẫn ở mức rất thấp so với những năm gần đây.

Ngoài ra, giá thịt tăng 1,3% so với tháng 6. Giá bán đối với tất cả các sản phẩm thịt vẫn giữ ở mức ổn định, bởi sự thiếu hụt của đàn lợn thịt trong Liên minh châu Âu, cũng như sản lượng thịt cừu và thịt bò giảm ở châu Đại Dương. Đáng chú ý, nhu cầu về thịt vẫn còn khá mạnh, nhờ sự phục hồi trong việc mua hàng của Trung Quốc và hoạt động nhập khẩu bền vững của một số quốc gia khác ở châu Á.

Giá đường trong tháng 7 tăng 2,2%, phần lớn chịu ảnh hưởng từ việc đồng tiền Brazil tăng mạnh so với đồng đô la Mỹ trong thời gian này.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN & Clevelandstar)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

FAO Giá lương thực thế giới tăng 14,3 vào năm 2022
FAO: Giá lương thực thế giới tăng 14,3% vào năm 2022

Bị thúc đẩy bởi giá năng lượng và phân bón cao hơn do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục giảm trong tháng 11

Chỉ số giá lương thực thế giới của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã giảm nhẹ trong tháng 11, đánh dấu mức giảm hàng tháng thứ 8 liên tiếp kể từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3, khi bắt đầu xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine.

Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6
Tháng 7, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 42,6%

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt quy mô và tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch COVID-19.