Thứ Tư, 25/11/2015 14:26

Gần 1/2 doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương là nạn nhân của tội phạm tài chính

Tội phạm tài chính đang gây thiệt hại trên diện rộng cho các doanh nghiệp trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo kết quả một cuộc khảo sát mới được công bố.

Đẩy mạnh tăng trưởng tài chính ở châu ÁADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Mỹ hỗ trợ Myanmar truy tố tội phạm xuyên quốc gia

Tội phạm mạng và lừa đảo là hai hình thức tội phạm phổ biến nhất. Ảnh: WEF

Cuộc khảo sát do hãng Thomson Reuters thực hiện trên hơn 2.300 lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp tại các công ty lớn, bao gồm cả những doanh nghiệp đã niêm yết đại chúng và doanh nghiệp tư nhân ở 19 quốc gia, trong đó có Singapore, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Đây được đánh giá là một trong những cuộc khảo sát toàn diện nhất đối với các doanh nghiệp quốc tế cho đến thời điểm hiện nay. 

Theo đó, gần 1/2 số tổ chức kinh doanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, trộm cắp, rửa tiền hoặc những hình thức tội phạm tài chính khác trong 12 tháng qua.

Đáng chú ý, tội phạm mạng và lừa đảo được cho là những hình thức tội phạm phổ biến nhất. Tỷ lệ tội phạm vẫn ở mức cao mặc dù các công ty đã phân bổ lên đến 3,1% chi tiêu thường niên của họ để chống lại các hoạt động tài chính bất hợp pháp.

Bà Julia Walker, người đứng đầu bộ phận công nghệ quản lý và rủi ro của Thomson Reuters khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Các thể chế tài chính đang mang gánh nặng tài chính khi phải chi hàng tỷ USD nhằm nỗ lực chống nạn rửa tiền và số tiền tịch thu từ các hoạt động phi pháp. Năm này qua năm khác, họ ghi nhận số tiền thất thoát từ kinh doanh ngày càng lớn hơn”.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse & Straitstimes)

 

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.