Thứ Năm, 27/04/2017 10:45

Gây quỹ văn hóa bằng đấu giá sách quý

Sau thành công của lần đấu giá online và tại Huế, vào tháng 11 sắp tới, ấn phẩm đặc biệt của cuốn sách có tựa đề “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” tiếp tục được đấu giá tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Gọi là đặc biệt bởi 2 bản sách được tạo hình bằng nghệ thuật trúc chỉ (nghệ thuật giấy Việt, bản sách làm bằng nguyên liệu tre) bởi họa sĩ Phan Hải Bằng.

Kết quả đấu giá vừa qua là một tín hiệu vui. Tại Huế, 2 bản sách được bán với giá tổng cộng là 54 triệu đồng; trong đó, bản “Long mã” (bìa in hình con long mã) được mua với giá 21 triệu đồng, bản “Phụng” (bìa in hình con chim phụng) được mua với giá 33 triệu đồng. Còn ở cuộc đấu giá online, 2 phiên bản sách đặc biệt cũng đã thành công; trong đó, ấn bản “Phúc lành” và “Trường thọ” được mua với giá 11 triệu đồng và bản “Qui”) được mua với giá 7 triệu đồng.

Trở lại với cuốn sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” (L’Art à Hué). Đây là một ấn phẩm đặc biệt của tạp chí B.A.V.H (Những người bạn kinh thành Huế, số 1/1919) và được xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919. Sách của tác giả là Linh mục Léopold Michel Cadière (1869 - 1955) và cộng sự. Công ty Thái Hà Books xuất bản, làm thêm các ấn bản đặc biệt và siêu đặc biệt.

Đọc sách luôn là nét đẹp của văn hóa Việt. Ảnh minh họa: NQ

Người đấu giá thành công cuốn “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế” phiên bản “Phúc lành” và “Trường thọ”, bảo rằng ông quyết đấu cho bằng được bởi đây là một cuốn sách độc bản, liên quan đến công nghệ làm giấy đặc biệt. Toàn bộ tiền đấu giá sẽ được trao tặng Quỹ Văn hóa Huế do Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế bảo trợ và cố vấn.

Tiến sĩ Trần Đình Hằng, Trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế chia sẻ, di sản văn hóa lịch sử và nghệ thuật Huế đa dạng và vô cùng phong phú. Bên cạnh những công trình có giá trị được khẳng định, nó có thể là miếu đền ở nơi thôn dã cần được sửa chữa. Nó cũng có thể là những di vật, bút tích, tranh vẽ… lưu lạc nơi phương xa được phát hiện và muốn có được để bảo tồn và trưng bày, phải mua lại. Đó là lý do đòi hỏi phải cấp thiết hình thành quỹ văn hóa, mà việc đấu sách quý như vừa qua là một cách gây quỹ.

Đấu giá sách quý trở thành một hoạt động văn hóa ở nhiều nơi trên đất nước ta. Năm 2016, chương trình đấu giá sách mang tên “Về miền Trung” do một số đơn vị kinh doanh sách cũ, các cá nhân sưu tầm sách khởi xướng nhận được hưởng ứng của cộng đồng mạng. Toàn bộ số tiền thu được đã được gửi tới đồng bào miền Trung đang bị thiệt hại bởi bão lụt. Cũng trong năm này tại Huế, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã tổ chức triển lãm bộ sưu tập từ điển của nhà sưu tập trẻ Lê Duy Trường và bán đấu giá sách để trao học bổng cho sinh viên Đại học Huế.

Thành công bước đầu của đợt đấu giá hai bản sách siêu đặc biệt cuốn sách “Nghệ thuật và nghệ nhân vùng Kinh thành Huế” cho thấy, thú vui chơi sách đẹp, sách hiếm tao nhã của người Việt vẫn chưa hề mai một.

ĐAN DUY

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.

Hội Báo toàn quốc 2023  Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo
Hội Báo toàn quốc 2023: "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo"

Theo thông tin từ Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Báo toàn quốc 2023 với chủ đề "Đoàn kết, Chuyên nghiệp, Văn hóa, Sáng tạo" dự kiến diễn ra từ ngày 17-19/3 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Báo toàn quốc 2023 có quy mô toàn quốc với nhiều đổi mới, sáng tạo tạo sức hấp dẫn cho công chúng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...