Thứ Sáu, 08/07/2016 06:32

Giải quyết câu hỏi cho hành trình chống lại bệnh sốt rét

Trong tiến trình chống lại bệnh lây nhiễm, tiến bộ không thể đánh giá bằng sự sẵn có của các nguồn lực; thành quả quan trọng nhất là số lượng người được cứu chữa kịp thời. Dựa trên hình thức đánh giá này, có thể nói thế giới đang ngày càng thụt lùi trên con đường chống lại bệnh sốt rét.

Nỗ lực đẩy lùi bệnh sốt rét trên toàn cầuSử dụng chó phát hiện mùi ký sinh trùng sốt rétHãng sơn Nhật Bản hỗ trợ Zambia xóa sổ bệnh sốt rét vào năm 2021Châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều thách thức về tài chính để đẩy lùi bệnh sốt rét

Ảnh minh họa: The ASEAN Post

Sau nhiều năm đạt được những thành tựu ấn tượng, chuỗi những nỗ lực toàn cầu nhằm chống lại các chủng bệnh do muỗi gây nên đã và đang chứng kiến dấu hiệu đình trệ. Báo cáo sốt rét gần đây nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, có đến 219 triệu trường hợp xác nhận mắc bệnh vào năm 2017, tăng 3 triệu ca so với 1 năm trước đó. Hơn nữa, trong khi số trường hợp tử vong hằng năm vẫn ổn định ở mức khoảng 435.000 người, tình hình cải thiện ở một số khu vực đã có sự đảo ngược đáng báo động.

Đáng nói hơn, giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng số các trường hợp tử vong có thể sẽ tăng lên rất cao trong thời gian tới. Dữ liệu đưa ra bởi Hiệp hội hành động vì sức khỏe – một tổ chức phi lợi nhuận cam kết loại bỏ bệnh sốt rét ra khỏi khu vực Đông Nam Á cho thấy nguy cơ mắc bệnh sốt rét kháng thuốc đang lây lan từ châu Á đến châu Phi – Cận Sahara, khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề bởi sốt rét nhất trên thế giới. Trong lịch sử, đại dịch sốt rét kháng thuốc đã lây lan rất mạnh. Nếu không có sự can thiệp kịp thời, đại dịch có thể xảy ra lần nữa với tốc độ nhanh hơn nhiều.

May mắn thay, có rất nhiều cách cải thiện, tăng cường phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Một trong những biện pháp quan trọng nhất lúc này là mở rộng các chương trình phòng ngừa, sàng lọc và điều trị kịp thời cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là những người thực hiện nhiệm vụ giữ gìn hòa bình – đối tượng lây truyền ký sinh trùng sốt rét cao nhất thường bị bỏ qua.

Vào năm 2015, WHO đã đặt ra mục tiêu năm 2020 sẽ là hạn cuối bắt buộc phải ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét plasmodium falciparum ở Campuchia, đồng thời kêu gọi loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét ra khỏi khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng vào năm 2030. Những mục tiêu tham vọng này hoàn toàn có thể đạt được, nhưng thành quả chỉ có thể xuất hiện khi thách thức được giải quyết.

Đầu tiên, một chiến lược phối hợp là hoàn toàn cần thiết để lập mục tiêu, khoanh vùng những khu vực có dịch và có tốc độ lây truyền dịch cao.

Thứ hai, các nhà tài trợ quốc tế cần nhận ra mức độ nghiêm trọng, khẩn thiết phải giải quyết đại dịch sốt rét, từ đó triển khai những hành động hỗ trợ kịp thời hơn, hiệu quả hơn.

Cuối cùng, hai tác giả Andrea Boggio and Colin Ohrt nhận định chúng ta cần một nguồn hỗ trợ tài chính mới. Cụ thể, những tổ chức từ thiện sẽ đóng vai trò quan trọng để lấp đầy khoảng trống tài trợ hiệu quả.

Với mức độ hỗ trợ và phối hợp phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ bệnh sốt rét kháng thuốc ở Đông Nam Á. Một khi những biện pháp triển khai kém hiệu quả, ký sinh trùng sốt rét sẽ tiếp tục tồn tại và lây lan đến châu Phi, hậu quả là kịch bản chết người sẽ một lần nữa quay ngược thời gian và tái xuất hiện trong nhiều thập kỷ tiến bộ.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xóa bỏ định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới
Xóa bỏ định kiến, thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày 16/9, bằng hình thức trực tuyến, tổ chức OXFAM Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp khai mạc lớp tập huấn “Loại bỏ định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới”.