Thứ Hai, 09/05/2016 17:17

Giải quyết rốt ráo những vấn đề người dân Phong Xuân quan tâm

Ngày 9/11, Thường trực Huyện ủy Phong Điền tổ chức đối thoại với Nhân dân trên địa bàn xã Phong Xuân để thông báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh từ đâu năm 2018 đến nay; đồng thời giải quyết những vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà máy Xi măng Đồng Lâm mà cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn xã quan tâm. Buổi đối thoại do Bí thư Huyện Ủy, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền - Nguyễn Đại Vui chủ trì với sự tham gia của các ban, ngành cấp tỉnh, huyện...

Xi măng Đồng Lâm: Dấu ấn 4 năm vận hànhXi măng Đồng Lâm: Phát triển sản xuất với chia sẻ lợi ích cộng đồng

Khắc phục ảnh hưởng từ nhà máy xi măng Đồng Lâm

Tại buổi đối thoại, thay mặt Huyện ủy, UBND, ông Trịnh Đức Hùng thông báo một số nét nổi bật của huyện trong thời gian từ đầu năm 2018 đến nay; trong đó nhấn mạnh đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Phong Xuân. Những công trình trọng đểm trên địa bàn xã đang được triển khai như: đường trục thôn, liên thôn, xây mới phòng học… với kinh phí trên 11 tỷ đồng.

 Về dự án Nhà máy Xi măng Đồng Lâm hiện nay đang là tâm điểm của cán, bộ, người dân xã Phong Xuân, ông Hùng khẳng định: Nhà máy xi măng Đồng Lâm được khởi công xây dựng vào năm 2011, đi vào hoạt động cuối năm 2014 do Công ty CP Xi măng Đồng Lâm làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng trên tổng diện tích nhà máy là 190ha. Công suất hiện hữu là 1 triệu tấn/năm. Dự kiến tháng 10/2019 sẽ có thêm dây chuyền 2 với công suất tăng thêm 500 ngàn tấn/năm. Quá trình hoạt động, nhà máy nhận được ý kiến của người dân về rạn nứt nhà cửa trong bán kính 500m tính từ bờ mỏ; ruộng đất nằm sát mỏ bị ảnh hưởng mất nước, các hộ dân sinh sống gần tuyến đường băng tải bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, khói, bụi...

Ông Hồ Duật, thôn Quảng Lợi, xã Phong Xuân phất biểu tại buổi đỗi thoại

Theo thống kê, có 127 công trình và nhà ở hộ dân nằm trong phạm vi 500m thuộc 3 thôn Xuân Lộc, Xuân Điền Lộc, Cổ Xuân-Quảng Lộc bị ảnh hưởng; trong đó có 10 đình làng, nhà thờ họ, nhà văn hóa thôn năm trong phạm vi 200 đến 400m, 47 hộ dân nằm trong phạm vi 300m, 70 hộ dân nằm trong phạm vi 301 đến 500m. Ngoài ra, có 24 hộ dân bị ảnh hưởng tiếng ồn và môi trường của băng tải xe vận chuyển; 25,82ha đất sản xuất lúa 2 vụ bị mất nước…

Từ năm 2017 đến nay, UBND xã Phong Xuân đã phối hợp với Công ty CP Xi măng Đồng Lâm khảo sát nhằm hỗ trợ cho dân theo 2 hướng: hỗ trợ tiền cho người dân tự sửa chữa hoặc để công ty tiến hành sửa chữa. Theo đó, công ty đã chi hỗ trợ cho 106 hộ dân, đình làng, nhà thờ họ, nhà văn hóa với số tiền gần 500 triệu đồng để người dân tự sửa chữa; đồng thời cũng đã sửa chữa cho 19 nhà dân với tổng số tiền là 580 triệu đồng. Hiện nay, còn 2 hộ dân vừa thống nhất phương án sửa chữa và yêu cầu nhận tiền hỗ trợ. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ 378 tấn xi măng cho 126/128 hộ (3 tấn/hộ) để xây dựng hạ tầng thiết yếu, còn lại 2 hộ chưa nhận. Hiện, công ty đang khảo sát để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, hỗ trợ do bị mất nước, không sản xuất được…

Đảm bảo cuộc sống cho người dân

Tại buổi đối thoại, người dân đã có nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề còn tồn tại mà các ban, ngành, công ty Xi măng Đồng Lâm chưa giải quyết rốt ráo. Ông Hồ Duật, thôn Quảng Lợi cho rằng, đội xe vận chuyển nguồn nguyên liệu tận thu từ mỏ đá vôi ra khỏi phạm vi nhà máy chở quá tải, chạy tốc độ cao gây mất an toàn giao thông, làm hư hỏng đường xá, gây bụi vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa.

Nhiều ý kiến cho rằng, mức hỗ trợ của công ty là 200 đến 400 ngàn/sào đối với vùng mất ít nước và nhiều nước là chưa thỏa đáng; chậm di dời các hộ dân nằm trong 150 đến 300m tính từ bờ mỏ, khiến người dân phải chịu cảnh khói, bụi; việc chuyển đổi cây trồng về lâu dài có bị ảnh hưởng khi nhà máy mở rộng sản xuất; các diện tích không sản xuất được thì như thế nào; nếu nhà dân tiếp tục bị rạn nứt thì phải xử lý ra sao…

Tại buổi đối thoại, huyện và các ngành cũng nêu lên một số giải như: tiếp tục quan trắc, giám sát ảnh hưởng nổ mìn và theo dõi kết quả nhà dân đã sửa chữa và các công trình bị hư hỏng; sớm di dời 24 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp về khói, bụi, tiếng ồn; thu hồi 3,16ha đất nông nghiệp không sản xuất được do bị sụt lún liên tục từ năm 2014 đến nay; đối với diện tích còn lại bị ảnh hưởng, cần xây dựng phương án và có chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng phù hợp…

Ông Nguyễn Đạị Vui, Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền phát biểu chỉ đạo tại buổi đối thoại

Ông Nguyễn Đại Vui, Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Phong Điền khẳng định: Trước mắt, chính quyền xã Phong Xuân phối hợp với Nhà máy Xi măng Đồng Lâm xem xét lại những nhà đã sửa chữa, nếu tiếp tục rạn nứt thì phải có phương án sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo cuộc sống người dân.

Đối với Nhà xe Hùng Đạt chở đất gây bụi trên Tỉnh lộ 9, 11B và các đường liên thôn mà người dân phản ánh, chính quyền địa phương, các ngành chức năng cần yêu cầu nhà xe tưới nước, giảm thiểu bụi; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, không để tái diễn tình trạng này. Về đất sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, UBND xã Phong Xuân phối hợp với Nhà máy Xi măng Đồng Lâm và các ngành chuyển đổi, cải tạo đồng ruộng, yêu cầu nhà máy hỗ trợ thêm kinh phí để thuê người tưới nước những đồng ruộng này. Ngoài ra, trồng cây xanh, cải tạo môi trường vùng băng tải nhà máy nhằm hạn chế, bụi, khói, tiếng ồn. Về lâu dài, xã phối hợp với Nhà máy xi măng Đồng Lâm có phương án cụ thể để di dời người dân nằm trong khu vực cách bờ mỏ 300m và phải hoàn thành trong năm 2019.

Bài, ảnh: Hải Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM