Thứ Hai, 02/05/2016 14:46

Giải tỏa khu vực I, Kinh thành Huế: Bài toán di dân - Kỳ 1: “Đi sớm, về muộn”

Nếu nói cuộc sống của hàng ngàn con người trong các gia đình ấy đem đến áp lực rất lớn đến tiến độ thực hiện kế hoạch bảo tồn tôn tạo Kinh thành Huế, thì cũng phải thấy rằng chính người dân cũng đã phải sống mòn, sống khổ khi gắn cuộc đời với một công trình di tích thuộc hàng quan trọng bậc nhất Cố đô. Cuộc sống quá khó khăn khiến họ luôn mong sớm được “giải thoát”.

Giải pháp lâu dài cho giao thông khu vực kinh thànhSớm thông qua cơ chế đặc thù đề án di dời dân khu vực 1 Kinh thành HuếLên phương án di dời hơn 4.200 hộ dân ra khỏi Kinh thành Huế

Đường kiệt 299 Trần Huy Liệu

Không còn thời gian chần chừ

Từ năm 1976, việc di dời, giải phóng mặt bằng Kinh thành Huế đã được đưa vào quy hoạch. Nếu tiếp tục kéo dài quy hoạch, chưa thu hồi đất trong giai đoạn hiện nay thì đời sống người dân càng thêm khó khăn và làm cho công tác thu hồi đất sau này rất khó khăn. Chưa kể, kinh phí giải phóng mặt bằng tăng lên sẽ khó đảm bảo ngân sách để thực hiện.

Đầu thế kỷ XIX, hai vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long và Minh Mạng đã mất 30 năm để huy động nhân tài, vật lực từ mọi miền đất nước nhằm xây dựng công trình Kinh thành đồ sộ, dài hơn 10km, diện tích hơn 500ha, bao gồm nhiều hạng mục: Hộ thành hào, tuyến phòng lộ, tường thành, 24 eo bầu, Kỳ đài, Trấn Bình đài và 10 cổng thành. Nghiên cứu về “Cư dân trong vùng di tích” của TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho thấy, những lớp người đầu tiên đã bắt đầu cuộc sống gắn với các eo bầu của Kinh thành Huế từ giai đoạn cuối triều Nguyễn, khi dân cư trở nên đông đúc và tình hình triều chính đã có nhiều bất ổn. Trước năm 1975, chiến tranh khiến hàng ngàn người tản cư từ Quảng Trị vào Huế, sống ở các eo bầu, thượng thành và chân thành của Kinh thành.

Năm 1993, khi Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, cùng với niềm tự hào về di sản văn hóa dân tộc, còn là “lời cảnh báo đối với những hộ dân đang có nhà cửa trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích, nhất là khu vực I” (Theo Luật Di sản văn hóa, khu vực I khoanh vùng bảo vệ di tích là phạm vi bất khả xâm phạm). Tuy vậy, do trực tiếp chịu áp lực từ việc dân cư phát triển nhanh, Kinh thành ngày càng xuống cấp. Khoảng 40% vòng tường Kinh thành bị hư hỏng. Thượng thành, eo bầu, hộ thành hào, thành giai trở thành nơi để người dân làm nhà ở, trồng hoa màu...

Vướng mắc chính sách

Sau nhiều năm gần như “dậm chân tại chỗ”, dự án tu bổ, tôn tạo Kinh thành Huế đã có tiến triển khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt mức kinh phí 1.282 tỷ đồng (theo Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 11/9/2011), để thực hiện dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế. Trong đó, hợp phần tu bổ tôn tạo di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư gần 498 tỷ đồng; hợp phần bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư do UBND TP. Huế làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hơn 784 tỷ. Theo kế hoạch, năm 2015 dự án được hoàn thành. Thế nhưng đến thời điểm ấy, ngay cả giai đoạn 1 của dự án vẫn chưa thực hiện dứt điểm. Dùng dằng nhiều năm, tưởng như đã có thể giải quyết dứt điểm, khi đại diện đơn vị giải phóng mặt bằng nhấn mạnh “quyết tâm hoàn thành trong năm 2017”. Nhưng đến giữa tháng 10/2018, khi kiểm chứng lại thông tin, được biết tiến độ thực hiện dự án “gia hạn” đến hết năm 2018.

Ở diễn tiến khác, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Quốc Tử Giám và Thượng thư đường Bộ Công, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang phối hợp với các ngành liên quan triển khai dự án di dời giải tỏa và tái định cư cho hơn 60 hộ dân, với kinh phí 22 tỷ đồng đã được phê duyệt. Dự án này sẽ hoàn tất trong năm 2018, nhưng có nguy cơ lớn số tiền đó không thể giải ngân do không gỡ được cơ chế chính sách để thực hiện. Theo TS. Phan Thanh Hải, có rất nhiều lý do khiến dự án gặp khó khăn, trong đó có hai lý do cơ bản: Người dân vào ở trong di tích ở nhiều thời điểm khác nhau, cơ chế chính sách qua nhiều thời kỳ cũng khác nhau, nên không thể áp dụng thống nhất chế độ để giải quyết. Việc di dời, giải tỏa dân cư không được giao cụ thể cho một đơn vị nào, mà phải luôn có sự phối hợp nên quá trình thực hiện cũng gặp nhiều vấn đề phức tạp và mất nhiều thời gian để giải quyết.

Trong lúc cần càng nhiều nguồn lực càng tốt để thực hiện mục tiêu an dân trong vùng di tích, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế “có tiền mà không thể chi” vì vướng cơ chế, sự bất lực chính là nỗi đau.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

(Xem tiếp kỳ sau)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Giải tỏa “cơn khát” vốn mùa cao điểm
Giải tỏa “cơn khát” vốn mùa cao điểm

Cuối năm là lúc doanh nghiệp (DN) vào cuộc đua cao điểm sản xuất, kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán. Nhu cầu vốn của DN do vậy cũng tăng. Song theo phản ánh của DN, việc tiếp cận vốn thông qua các tổ chức tín dụng không hề dễ dàng như mọi năm.

Giải bài toán giáo viên ồ ạt nghỉ việc, cách nào
Giải bài toán giáo viên ồ ạt nghỉ việc, cách nào?

Gánh nặng "cơm áo" cộng với áp lực lớn từ thành tích của học sinh, của lớp, của trường và cả việc cảm thấy đơn độc khi lên tiếng về những tiêu cực trong môi trường giáo dục khiến nhiều thầy cô phải “dứt áo”.