Thứ Tư, 08/03/2017 18:50

Giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể giúp châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng kinh tế

Các sự kiện thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu có thể tàn phá mùa màng, làm mất đi cơ hội việc làm, tăng giá lương thực và gây thiệt hại cả về tài sản và con người.

Australia rút khỏi cam kết khu vực Thái Bình Dương về biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh đó, cơ quan giám sát Công ước khung của Liên Hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) nhấn mạnh rằng, nhu cầu hướng tới một nền kinh tế carbon thấp và xây dựng năng lực phục hồi sẽ không chỉ giảm thiểu những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu ở châu Á-Thái Bình Dương mà còn có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, UN News đưa tin.

Châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do biến đổi khí hậu. Ảnh: ADB

Phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu cho thấy, các kiểu thời tiết thất thường dẫn đến quá trình sản xuất lương thực bị ảnh hưởng, chi phí sản xuất cũng gia tăng. Theo ước tính, sản lượng lúa gạo ở một số quốc gia Đông Nam Á có thể giảm tới 50% vào năm 2100 "nếu không có những nỗ lực thích ứng nào được triển khai". Sự thiếu hụt lương thực cũng sẽ làm gia tăng số trẻ suy dinh dưỡng ở Nam Á lên thêm 7 triệu trẻ, trong khi chi phí nhập khẩu lương thực tăng thêm tới 15 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050 so với mức 2 tỷ USD hiện nay. Do đó, hạn chế những tác động tới môi trường nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ có thể giúp khu vực giảm gánh nặng từ những thiệt hại kinh tế do thiên tai, góp phần ổn định và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Trong Tuần lễ Khí hậu châu Á-Thái Bình Dương (APCW 2019) vừa kết thúc vào cuối tuần trước tại Bangkok (Thái Lan), một trong những điểm mấu chốt được chú trọng là kế hoạch tổng thể dài hạn, cho phép các nước ở châu Á-Thái Bình Dương khai thác tiềm năng to lớn của năng lượng tái tạo và công nghệ mới trong khi vẫn tối đa hóa lợi ích kinh tế xã hội của khu vực. Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và tài chính cũng là chìa khóa trong suốt APCW 2019, tập trung vào các cộng đồng và hệ sinh thái cần thiết nhất.

Ngoài ra, những lý do thuyết phục khác khiến nhiệm vụ chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và tăng cường năng lực phục hồi trở nên cấp bách là các hành động hiện tại trong nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu đang đưa thế giới vào con đường nóng lên toàn cầu đến hơn 3 độ C - tức là gấp đôi mục tiêu kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 1,5 độ được đặt ra trước đó, các diễn giả cấp cao tham dự sự kiện cảnh báo.

Với hơn một nửa dân số toàn cầu, trong đó có 1,8 tỷ thanh niên đang sinh sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn, UNFCCC cho rằng thanh niên đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động môi trường, bằng cách kết nối và thảo luận về biến đổi khí hậu trên các mạng truyền thông xã hội.

Được tổ chức hàng năm ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Caribê, cũng như ở châu Á-Thái Bình Dương, Tuần lễ Khí hậu khu vực cho phép chính phủ và các bên liên quan khác cùng nhau giải quyết toàn bộ các vấn đề về khí hậu, với mục đích chính là tập hợp các khu vực công - tư hướng tới một mục tiêu chung là đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.