Thứ Bảy, 15/08/2015 10:34

Giữ chân lao động trong ngành dệt may

Khan hiếm nguồn lao động, thị trường lao động trong ngành dệt may đang có sự cạnh tranh. Để thu hút và giữ chân người lao động, nhất là sau dịp tết, những năm gần đây, các doanh nghiệp dệt may tập trung chăm lo khá tốt đời sống của người lao động.

Lao động phổ thông dễ kiếm việc làmTăng cơ hội cho người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngTừ 1/1/2018, nhiều chính sách tác động lớn đến người lao động có hiệu lực

Khan hiếm nguồn lao động

Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà được đầu tư với quy mô hơn 2.200 lao động (LĐ). Ở giai đoạn 1, công ty cần 1.000 LĐ nhưng chỉ mới tuyển được 670 LĐ. Có thời điểm, công ty đã tuyển được 900 LĐ nhưng con số này lại sụt giảm. Sự khan hiếm nguồn LĐ là nguyên nhân chính khiến công ty chưa thể mở rộng nhà máy ở giai đoạn 2.

Lao động làm việc ở Công ty CP Đầu tư dệt may Thiên An Thịnh

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Giám đốc Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà cho hay: “Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2013 nhưng sau mấy năm vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu LĐ. Nhu cầu LĐ ở ngành dệt may quá cao với sự ra đời của nhiều nhà máy được đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất nên sự cạnh tranh nguồn LĐ càng khốc liệt. Trước đây, mỗi năm Công ty Vinatex đào tạo được khoảng 100 LĐ nhưng năm 2017 chỉ đào tạo được cho hơn 30 LĐ”.

Tình trạng thiếu hụt nguồn LĐ không chỉ xảy ra ở công ty Vinatex mà một số doanh nghiệp dệt may mới mở ở Khu công nghiệp Phú Đa cũng gặp tình trạng tương tự. Cuối năm, một số công ty may mặc tại Khu công nghiệp Phú Bài vẫn đăng thông tin tuyển dụng LĐ với số lượng lớn, như: Công ty HBI tuyển 600 công nhân may, Công ty TNHH MTV Hanex Huế tuyển 1.000 công nhân may công nghiệp và nhân viên văn phòng cho nhà máy 2...

Cải thiện chính sách tiền lương

Ở Thừa Thiên Huế, lao động phổ thông làm việc trong ngành dệt may chiếm số lượng lớn. Nhu cầu LĐ lớn trong khi nguồn cung không đủ đáp ứng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường LĐ ngành dệt may thường biến động sau tết. Ông Lê Thanh Liêm cho rằng: “Một số LĐ có tay nghề thường nhảy việc từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác để thử sức ở nhiều môi trường làm việc. Vì vậy, doanh nghiệp nào có cơ chế chính sách tốt thì thu hút được nguồn LĐ này”.

Mục tiêu đặt ra của Vinatex Hương Trà là sau tết phải tuyển dụng được 300 - 500 LĐ, đảm bảo duy trì quy mô hoạt động của công ty ở giai đoạn 1. Nguồn LĐ mà công ty này hướng tới là thu hút được LĐ ở địa phương đi làm ăn xa ở các tỉnh phía Nam. Ông Liêm cho biết thêm: “Chúng tôi đưa ra nhiều giải pháp để thu hút LĐ trước, trong và sau tết, như: tuyên truyền qua các chương trình truyền thông ở địa phương, trên mạng xã hội, qua người lao động... Hiệu quả nhất là dựa trên thu nhập thực tế của người LĐ”.

Người lao động trong ngành dệt may phấn khởi khi chế độ tiền lương, thưởng tết của doanh nghiệp tăng

Việc giữ chân LĐ sẽ giúp doanh nghiệp bớt đi một khoản kinh phí phải đào tạo lại khi tuyển LĐ mới vào làm việc. Để giữ chân LĐ, nhiều doanh nghiệp dệt may đã cải thiện chính sách tiền lương, điều chỉnh một số chế độ về quyền lợi lao động, như miễn phí cơm trưa, hỗ trợ tiền ăn sáng, chế độ thưởng, thi tay nghề để nâng bậc lương, thời gian ký hợp đồng rõ ràng và thực hiện đầy đủ các loại hình bảo hiểm, kể cả bảo hiểm tai nạn... Ở Công ty Vinatex, mức lương bình quân của công nhân đạt 5,5 triệu đồng/ tháng. Mức lương của Công ty CP Đầu tư dệt may Thiên An Thịnh hay ở Công ty TNHH MSV cũng dao động khoảng trên 5 triệu đồng/tháng.
 
Ông Phan Gia Huy, Trưởng phòng nhân sự MSV cho hay: “Năm nay, Công ty MSV tự tin sẽ không có tình trạng người LĐ nhảy việc sau tết. MSV là công ty của Nhật Bản, văn hóa kinh doanh của người Nhật tốt, môi trường làm việc trong lành, tiện nghi, lương cao so với mặt bằng chung. Ngoài ra, mỗi quý công ty đều xét nâng lương, thưởng tiền cho những công nhân ưu tú, thưởng tết tháng 13 năm sau luôn cao hơn năm trước, tặng sản phẩm cho công nhân... nên người LĐ sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp”.

Theo ông Hoàng Nhuận, Giám đốc Công ty CP đầu tư dệt may Thiên An Thịnh, để tránh tình trạng LĐ nhảy việc, ngoài chế độ tiền lương không thua kém các doanh nghiệp khác, ông còn cẩn trọng ngay từ khâu tuyển chọn LĐ. “Chúng tôi ưu tiên chọn LĐ ở khu vực Phú Bài, xuất thân trong gia đình nghèo cần cù, chịu khó, ưu tiên những người đi bộ đội về, chỉ tuyển công nhân có trình độ từ lớp 9 đến lớp 12, không nhận LĐ có trình độ đại học vào làm công nhân vì khi có cơ hội họ sẽ nhảy việc. Tôi cũng không thích những người “đứng núi này, trông núi nọ” nên cũng không tiếp nhận những người không gắn bó với doanh nghiệp dù họ có tay nghề cao”, ông Nhuận nhấn mạnh.  

Tiếp xúc với một số công nhân dệt may ở Khu công nghiệp Phú Bài, phần lớn họ có tâm lý thích ổn định. Nhiều LĐ không thích nhảy việc nếu doanh nghiệp đảm bảo được các chế độ chính sách, quyền lợi của người LĐ, mức lương ổn định, đảm bảo cuộc sống... Kể về dự định trong năm mới, chị Đoàn Thị Ty, công nhân may tại Khu công nghiệp Phú Bài chia sẻ: “Sau tết, tôi sẽ quay trở lại công ty làm việc, vì đã làm việc với công ty 5 năm, mức lương cũng thuộc vào “tốp” cao nên tôi không có ý định chuyển việc mới. Vả lại, để giữ công nhân nên sau tết, công ty may tôi làm cũng có chính sách lì xì, tăng lương nên tôi thấy hài lòng”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Chú Tuệ cắt cỏ
Chú Tuệ cắt cỏ

Nghề cắt cỏ không lạ cũng chẳng phổ biến, nhưng đã giúp chú Hoàng Hữu Tuệ (sinh năm 1968, ở Kim Long - Huế) có thêm thu nhập.

Còn hơn 200 000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội
Còn hơn 200.000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội

Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghị có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), không được hưởng các chế độ, cả lương hưu.