Thứ Năm, 06/07/2017 09:18 (GMT+7)
“Giữ hồn” áo dài cổ điển
Với sự tinh tế, kín đáo vốn có, áo dài Huế từ lâu luôn là lựa chọn của phụ nữ Huế và du khách. Thế nên, ở Huế không thiếu tiệm đo may áo dài. Song, gần đây, với nhu cầu ngày càng năng động, phụ nữ Huế dường như có xu hướng chọn cho mình những kiểu áo dài cách tân trẻ trung hơn nên những tiệm may đo cũng dần thay đổi để bắt kịp xu thế.
Tuy vậy, vẫn có những tiệm may giữ nếp xưa cũ bằng việc đo may áo dài theo lối cổ điển, là áo dài suông, không chít eo, như tiệm may Việt Hưng ở đường Nguyễn Sinh Cung (TP. Huế) của cụ Phò, năm nay đã trên 80 tuổi.
Theo kinh nghiệm trên 30 năm may áo dài cổ điển, cụ Phò cho hay, các công đoạn đo may áo dài xưa khó hơn so với may theo lối hiện đại là đa phần đều làm thủ công, đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và tay nghề cao như: Cắt, ráp, chần, lược, luông, trong đó công đoạn khó nhất là ráp thân, sau đó khâu, làm khuy và nút… Vì thế nên giá nhân công may một chiếc áo dài cổ điển có khi gấp đôi so với áo dài cách tân.
Song không vì thế mà lượng khách may áo dài cổ điển ít đi mà ngược lại, ngày càng có nhiều khách hàng trẻ lựa chọn loại trang phục nền nã, duyên dáng này.
Thừa Thiên Huế Cuối tuần trân trọng kính giới thiệu một số công đoạn đo may áo dài cổ điển qua chùm ảnh của Khánh Đăng!
Cẩn thận từng đường may mũi chỉ
Nút áo làm bằng tay
Những chiếc áo dài xưa khi hoàn thiện
Đo chi tiết từng bộ phận
Ráp áo là công đoạn quan trọng nhất
Lựa chỉ màu phù hợp
Lược tà bằng tay
Áo dài xưa nối tay và có đường nối giữa thân áo
Ngày càng có nhiều thiếu nữ chọn áo dài cổ điển