Thứ Ba, 05/11/2013 15:20

Guinea tìm cách phục hồi kinh tế sau đại dịch Ebola

Guinea đang hướng tới mục tiêu đạt tăng trưởng GDP hai con số vào năm 2020, trong bối cảnh đất nước tìm cách phục hồi kinh tế sau khi đại dịch Ebola làm chậm đầu tư và gây ra nhiều tổn thương đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản, Reuters ngày hôm nay (5/5) dẫn lời Thủ tướng Guinea Mamady Youla cho hay.

WHO: 3 nước Tây Phi nhiễm Ebola cần khoảng 700 triệu USD xây dựng lại y tếWHO: Ebola không còn đặt ra rủi ro toàn cầuWB: Ebola có thể gây thiệt hại hơn 32 tỷ USD

Nhân viên của Hội Chữ thập đỏ Pháp khử trùng một khu vực có người bị nghi ngờ nhiễm virus Ebola ở thị trấn Forecariah, cách thủ đô Conakry 100 km. Ảnh: Reuters

Guinea là một trong ba quốc gia Tây Phi nằm ở trung tâm của ổ dịch Ebola, với hơn 2.500 người dân Guinea thiệt mạng vì virus này trong năm 2014 và năm 2015. Guinea đã được tuyên bố thoát khỏi Ebola vào tháng 12 vừa qua, nhưng ít nhất 5 người tử vong vì căn bệnh này sau đó.

"Ebola không chỉ cướp đi mạng sống của người dân, mà còn gây ra nhiều tác động cho doanh nghiệp và việc làm", ông Mamady Youla khẳng định trong một bài phát biểu. Tăng trưởng trong nước giảm 0,6% năm 2015 từ 3,9% hồi năm 2012. Đối với tăng trưởng GDP năm nay, Thủ tướng Guinea không đưa ra dự báo.

"Chúng tôi đã có thể khôi phục cân bằng kinh tế vĩ mô, nhưng Ebola đang cản trở đầu tư, làm tăng trưởng chậm lại và một số lĩnh vực cũng bị ảnh hưởng", ông Mamady Youla nhấn mạnh.

Cũng theo ông Mamady Youla, dự án khai thác quặng sắt Simandou với trị giá khoảng 21 tỷ USD được đánh giá là rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng đến năm 2020. Trong một động thái liên quan, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Khai thác mỏ Guinea nói rằng, sẽ mất nhiều thời gian trước khi dự án có thể được tiến hành bởi sự sụt giảm giá hàng hóa vẫn chưa được cải thiện.

Được biết, tập đoàn khai mỏ Rio Tinto hồi tháng 2 vừa qua tuyên bố sẽ tìm kiếm nguồn tài chính cho dự án Simandou, bất chấp thực tế giá hàng hóa thấp và bất ổn kinh phí.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Newsunited)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV
Nhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMV

Các nước CLMV gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ đạt được đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong năm 2023; song vẫn ở dưới mức tiềm năng tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo một báo cáo vừa được Trung tâm tình báo kinh tế tại Ngân hàng thương mại Siam (SCB EIC) của Thái Lan công bố.

Tăng cường ngoại giao nghị viện thúc đẩy ổn định ở Đông Nam Á
Tăng cường ngoại giao nghị viện thúc đẩy ổn định ở Đông Nam Á

Tối 20.11, tại thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các nhà lãnh đạo Quốc hội/Nghị viện thành viên AIPA đã tham dự Phiên họp Ban Chấp hành AIPA.

Những chủ đề chính tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN
Những chủ đề chính tại các Hội nghị Cấp cao ASEAN

Ngày 9/11, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos cho biết hợp tác khu vực trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, y tế và phục hồi kinh tế sẽ là những nội dung được ưu tiên thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan, dự kiến diễn ra tại Campuchia từ ngày 10 - 13/11 tới.