Thứ Tư, 20/08/2014 14:44

Hàn Quốc thành lập nhà máy vaccine phòng bệnh lở mồm long móng vào năm 2020

Hàn Quốc có kế hoạch thiết lập một nhà máy tự sản xuất vaccine phòng bệnh lở mồm long móng tại địa phương vào năm 2020 như một phần trong nỗ lực nhằm chống lại sự bùng phát của dịch bệnh trên gia súc đang hoành hành hiện nay, Bộ Nông nghiệp nước này hôm nay (20/2) cho biết.

Hàn Quốc: Xuất hiện bệnh lở mồm long móng tại trang trại bò sữa

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng cho gia súc trong một trang trại ở Hàn Quốc. Ảnh: CNN.

Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ tư châu Á, hiện đang dựa vào nguồn vaccine nhập khẩu từ các nhà sản xuất như Merial - một công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vật nuôi và thú y, để dự trữ nguồn hàng trong kho trước sự bùng phát của dịch bệnh.

"Sau khi đảm bảo được công nghệ sản xuất vaccine nguyên gốc vào năm 2017, dựa trên kết quả nghiên cứu kéo dài 6 năm qua của chúng tôi, chúng tôi dự kiến sẽ vận hành một nhà máy tự sản xuất vaccine chốnglở mồm long móng vào năm 2020", ông Lee Junwon - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc tuyên bố trong cuộc họp.

Hồi đầu tháng này, Hàn Quốc đã phải tìm cách nhập khẩu vaccine khẩn cấp sau khi 2 chủng bệnh khác nhau được phát hiện chỉ cách nhau 1 tuần.

Tính đến nay, 9 trường hợp nhiễm bệnh lở mồm long móng đã được ghi nhận tại các ổ dịch mới nhất, nhưng chưa có thêm ca bệnh mới nào được phát hiện kể từ ngày 13/2, báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho biết. Đến hôm qua (19/2), khoảng 1.400 gia súc đã bị tiêu hủy.

Thứ trưởng Lee Junwon cho hay, Hàn Quốc có kế hoạch nhập khẩu tổng cộng 32 triệu liều vaccine phòng bệnh lở mồm long móng trong năm nay.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.