Thứ Tư, 12/09/2018 10:23

Hình hài đường đi bộ nối dài ven bờ sông Hương

Sau cung đường đi bộ dọc theo sông Hương từ cầu Trường Tiền lên cầu Dã Viên được đánh giá là một không gian tuyệt đẹp, tạo nên sự thơ mộng, năng động cho Huế thì nay tuyến đường ấy đang được nối dài với hy vọng sẽ là điểm dừng chân lý tưởng giữa lòng đô thị.

Đẩy nhanh chỉnh trang các tuyến đường và di dời giải tỏa các hộ dân ở số 1 đường Lê TrựcHình ảnh xấu ở đường đi bộ dọc sông HươngĐặt tên cho đường đi bộ dọc hai bên bờ sông HươngTiếng đàn bên bờ sông HươngTrước bến Văn Lâu chiều chiều…

Một đoạn đường đi bộ dọc theo bờ Bắc sông Hương từ cầu Dã Viên lên chùa Thiên Mụ được ốp đá rất đẹp

Đó là cung đường đi bộ nối dài dọc theo bờ Bắc sông Hương, đoạn từ cầu Dã Viên lên hướng chùa Thiên Mụ thuộc địa bàn hai phường Kim Long và Hương Long, TP. Huế. Trải qua nhiều tháng thi công, đến thời điểm này cung đường đi bộ dọc ở tuyến này với chiều dài gần 3km đã cơ bản hiện rõ hình hài. Dưới những tán cây xanh mát, nhiều đoạn trên trục đường này cơ bản hoàn thành khi được san bằng, ốp đá granite, cắt tỉa cây rất bài bản.

Theo quan sát của chúng tôi, song song với việc thi công ốp đá cho đường đi bộ ở phía trên, thì ở phía dưới mặt tiếp giáp với bờ sông việc làm kè chống sạt lở cũng được thực hiện một cách ráo riết. Quá trình thi công được triển khai một cách nghiêm túc với những nghiên cứu khoa học, cũng như làm sao kết nối đồng bộ việc chỉnh trang, làm đẹp cảnh quan, công trình, cây xanh nằm dọc theo đường đi bộ.

Cùng với hệ thống đường đi bộ ven sông Hương được chỉnh trang trước đó, một khi tuyến đường nối tiếp từ cầu Dã Viên lên tới Thiên Mụ chính thức đưa vào hoạt động sẽ tôn vinh vẻ đẹp của Huế. Ở đó, người dân và du khách có thể thư thả ngắm cảnh, trải nghiệm những hoạt động ngoài trời, tập luyện thể dục… với những tiện ích đi kèm được đầu tư dọc theo tuyến đường thơ mộng này.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Sau khi thi công hoàn thành các đoạn đường, công nhân và xe ủi tiến hành san phẳng mặt đất cạnh đó để chuẩn bị cho việc trồng hoa cỏ

Ở nhiều đoạn tiếp giáp mặt sông, công tác san ủi được tính toán kĩ lưỡng để đảm bảo an toàn cũng như tính kiên cố cho công trình

Một đoạn phía trên gần chùa Thiên Mụ đã hoàn thành tạo nên không gian cảnh quan rất đẹp

Bên cạnh thi công tuyến đường đi bộ, việc làm kè dọc theo bờ sông Hương để chống sạt lở vào mùa mưa bão cũng được thực hiện ráo riết

Một nhóm công nhân tất bật với công đoạn ốp đá tạo nên hình hài cho tuyến đường đi bộ

Ở đoạn phía trước đình Kim Long nhìn ra, một cây cầu được cách điệu bắc qua một đoạn kênh nối ra sông Hương 

Các phương tiện lớn được huy động cho công trình được xem là quan trọng, tạo nên cảnh quan thơ mộng cho không gian đô thị

Xe cẩu được huy động để đóng cọc làm kè dọc theo tuyến đường đi bộ

Một đoạn đường đi bộ cơ bản hoàn thành, song song với tuyến đường bộ ở phía trên

P.T (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Khảo sát dự án tuyến đường giao thông kết nối liên vùng
Khảo sát dự án tuyến đường giao thông kết nối liên vùng

Ngày 14/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đoàn công tác đã có chuyến khảo sát thực địa Dự án tuyến đường kết nối liên vùng từ Tỉnh lộ 16 (xã Hương Bình, thị xã Hương Trà) với đường tránh phía Tây TP. Huế (DA).

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!