Thứ Ba, 01/11/2016 09:47

Hoàng Thái tử Naruhito lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản với niên hiệu Reiwa

Sáng 1/5, Hoàng Thái tử Naruhito đã lên ngôi Hoàng đế ở Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa), có nghĩa là “Sự hòa hợp tốt đẹp,” tại một buổi lễ được tổ chức trang trọng ở Tokyo.

'Lệnh Hòa' là niên hiệu vương triều mới của Nhật Bản từ 1/5Nhật Bản trước thời khắc diễn ra lễ thoái vị của Nhật Hoàng Akihito

Nhật hoàng Naruhito. Nguồn: AFP

Sáng 1/5, Hoàng Thái tử Naruhito đã lên ngôi Hoàng đế ở Nhật Bản với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa), có nghĩa là “Sự hòa hợp tốt đẹp,” tại một buổi lễ được tổ chức trang trọng ở Tokyo.

Tại buổi lễ này, Nhật hoàng Naruhito đã được dâng lên ba loại thần khí (Sanshu no Jingi), gồm thanh kiếm Kusanagi, gương Yata và viên đá quý Yasakani, biểu trưng cho ba đức hạnh là dũng cảm, sáng suốt và nhân từ.

Nhật hoàng Naruhito dự kiến sẽ có bài phát biểu đầu tiên trước những người đứng đầu các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp với sự tham gia của các thành viên trong Hoàng gia và các quan chức chính phủ trong ngày hôm nay.

Việc Hoàng Thái tử Naruhito lên ngôi Nhật hoàng đã mang lại tâm lý tích cực cho người dân Nhật Bản.

Nhân dịp này, ông Kagawa, một người đến từ tỉnh Okayama, cho biết: “Bước sang thời kỳ Reiwa, tôi nghĩ rằng không chỉ kinh tế Nhật Bản mà giao lưu văn hóa sẽ tiếp tục phát triển và giao lưu quốc tế không chỉ bó hẹp ở phạm vi châu Á.”

Em Takahashi Yue, học sinh lớp 8 của một trường trung học cơ sở ở Tokyo, chia sẻ: “Em rất vui khi một thời kỳ mới của Nhật Bản đã bắt đầu.”

Trong khi đó, anh Omura lại bày tỏ hy vọng về một nền hòa bình trong thời đại Reiwa. Anh nói: “Cũng chưa thể nói trước được gì về tương lai của thời kỳ Reiwa nhưng tôi mong muốn rằng hòa bình sẽ vẫn được duy trì trong thời kỳ này.”

Theo dự kiến, lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 22/10 với sự tham dự của khoảng 900 quan khách, trong đó có các nguyên thủ và khách mời đến từ 195 quốc gia.

Sinh ngày 23/2/1960, Nhật hoàng Naruhito là con trai cả của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko. Năm 1991, ông được tấn phong làm Hoàng Thái tử vào đúng ngày sinh nhật của mình.

Ông chính thức lên ngôi và trở thành vị Hoàng đế thứ 126 của Nhật Bản sau khi Nhật hoàng Akihito thoái vị vào ngày 30/4 vì tuổi cao và sức khỏe giảm sút.

Theo Hiến pháp hiện nay của Nhật Bản, Nhật hoàng là “biểu tượng của quốc gia và của hòa hợp dân tộc”.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.