Thứ Bảy, 07/09/2013 07:25

Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ khởi động tại Brussels

Reuters và Sputnik sáng nay đồng loạt đưa tin cho biết, hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ tập trung vào việc ngăn chặn dòng người di cư đổ vào khối này theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào hôm nay (7/3) tại Brussels, Bỉ.

Thổ Nhĩ Kỳ lợi đơn lợi kép trong thỏa thuận với EU

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (phải) và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu trong Hội nghị thượng đỉnh tháng 11/2015. Ảnh: AP.

Liên minh châu Âu hy vọng, Hội nghị thượng đỉnh với Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay có thể bắt đầu đặt dấu chấm hết cho những hỗn loạn từ sự kéo đến của dòng người di cư ở Hy Lạp, và ngăn chặn những chuyến đi của họ qua khu vực Balkan để đổ về phía Đức, các nhà ngoại giao cho biết.

Theo thông tin được đăng tải trên trang web của Hội đồng châu Âu, các nhà lãnh đạo EU trong cuộc họp hôm nay sẽ thảo luận với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu về việc hợp tác trong vấn đề người di cư, tập trung vào việc thực hiện nhanh chóng các kế hoạch hành động chung của EU-Thổ Nhĩ Kỳ.

Để chuẩn bị cho hội nghị lần này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã có chuyến đi đến một số thủ đô ở châu Âu, bao gồm Vienna, Athens, Zagreb, để gầy dựng sự đồng thuận về vấn đề di cư.

Cuộc họp hôm nay sẽ bao gồm việc điểm báo chung của Chủ tịch Tusk và Thủ tướng Davutoglu, và sau đó tiếp tục với một buổi làm việc tập trung vào việc áp dụng đầy đủ thỏa thuận Schengen và tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho người tị nạn vẫn đang kéo tới trong khối.

Châu Âu đang vướng vào một cuộc khủng hoảng người tị nạn, với hàng trăm ngàn người di cư không có giấy tờ chạy trốn khỏi quê hương của họ ở Trung Đông và Bắc Phi, nhằm thoát khỏi tình trạng bạo lực và nghèo đói, với nhiều người trong số đó sử dụng “con đường Balkan” để có thể đến được các quốc gia EU.

Vào cuối tháng 11 năm ngoái, Ủy ban châu Âu đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh chung với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề di cư. Các nhà lãnh đạo EU lo sợ rằng, việc đóng cửa biên giới sẽ đưa khu vực miễn thị thực Schengen của họ vào nguy hiểm, nên đã đồng ý cung cấp 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) hỗ trợ tài chính trong năm 2016-2017 để giúp chăm sóc cho những người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ. EU cũng hứa sẽ làm sống lại các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU của Ankara và đẩy nhanh kế hoạch cung cấp thị thực dễ dàng hơn cho du khách Thổ Nhĩ Kỳ để đến các nước trong Liên minh châu Âu. Ngược lại, phía Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ tăng cường kiểm soát biên giới với khối này và đồng ý giữ lại những người nhập cư bất hợp pháp tại nước này.  

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Sputnik)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

World Bank Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5 trong năm 2022
World Bank: Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5% trong năm 2022

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho biết lượng kiều hối chuyển đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) đã đứng vững trước những cơn gió ngược toàn cầu, với mức tăng gần 5% lên 626 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% trong năm 2021, và dự kiến sẽ còn chậm lại hơn nữa khi sụt xuống còn khoảng 2% vào năm 2023.

Mexico, Mỹ thúc đẩy thỏa thuận khu vực về di cư
Mexico, Mỹ thúc đẩy thỏa thuận khu vực về di cư

Ngày 14/3, Ngoại trưởng nước này Marcelo Ebrard và Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas đã cam kết xây dựng thỏa thuận khu vực về di cư an toàn và có trật tự nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người di cư.

Thiếu nhân công, Australia dự kiến tái khởi động tiếp nhận người di cư
Thiếu nhân công, Australia dự kiến tái khởi động tiếp nhận người di cư

Australia đang cân nhắc thúc đẩy việc tiếp nhận làn sóng lớn người di cư khi biên giới mở cửa trở lại, trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải đối mặt với áp lực thu hút sự trở lại của các lao động có tay nghề cao và giải quyết tình trạng tăng dân số ở mức thấp của quốc gia này.