Thứ Năm, 06/04/2017 14:38

Hơn 1,6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách Xã hội, trong 9 tháng qua, doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 54.983 tỷ đồng, tăng 6.156 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, với hơn 1,62 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Cho “cần câu”... hơn “xâu cá”Thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách xã hộiKiến nghị bổ sung vốn tín dụng 3.000 tỷ đồng để cho vay mua nhà xã hộiĐi lên từ nguồn vốn vay

Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn người dân thủ tục vay vốn. Ảnh: Đinh Văn Nhiều/TTXVN

Đến 30/9/2019, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 200.813 tỷ đồng, tăng 13.021 tỷ đồng (+6,9%) so với cuối năm 2018, với hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 162 nghìn lao động; trong đó hơn 4,8 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 12 nghìn học sinh, sinh viên vay vốn học tập; xây dựng hơn 1 triệu công trình cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường; xây dựng trên 12 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, hơn 3 nghìn căn nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.

Hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách sẽ không chỉ gia tăng tỷ lệ thuận theo con số tăng trưởng tín dụng mà hứa hẹn những bứt phá mới và lan tỏa rộng hơn nữa từ sự phối hợp của Ngân hàng Chính sách Xã hội cùng chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể các cấp và của chính người nghèo.

Đơn cử như vấn đề tạo nguồn vốn cho vay hộ nghèo và tín dụng chính sách giờ đã có sự tham gia tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ủy thác vốn qua Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, hoặc cho vay theo dự án riêng của địa phương. Tính đến 30/9/2019 tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 14.618 tỷ đồng.

Sau 17 năm hoạt động, tín dụng chính sách xã hội phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu với hơn 20 chương trình đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc; trong đó tập trung ưu tiên cho vay khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Chỉ tính riêng giai đoạn sau khi áp dụng chuẩn nghèo mới từ 2016 đến nay đã có gần 7,7 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội, với doanh số cho vay đạt 211.744 tỷ đồng.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách
20 năm đồng hành cùng các đối tượng chính sách

Với những nỗ lực trong 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành đầu mối huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.

Đồng hành cùng người nghèo  đối tượng chính sách
Đồng hành cùng người nghèo & đối tượng chính sách

Chiều 20/7, TX. Hương Thủy tổ chức tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thị xã.

Cứu cánh cho hộ nghèo thiếu vốn
Cứu cánh cho hộ nghèo thiếu vốn

Qua gần 15 năm triển khai, nguồn vốn từ chương trình cho vay sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn theo Quyết định 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra cơ hội cho người dân vùng khó khăn làm kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phá tụ điểm đánh bạc với tổng số tiền hơn 7,2 tỉ đồng
Phá tụ điểm đánh bạc với tổng số tiền hơn 7,2 tỉ đồng

Chiều 20/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh vẫn đang trong quá trình phối hợp với các lực lượng chức năng để tiếp tục điều tra, làm rõ nhóm đối tượng đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá quy mô lớn, với tổng số tiền hơn 7,2 tỉ đồng.

Người tổ trưởng tận tâm
Người tổ trưởng tận tâm

Gắn bó gần 10 năm với vai trò là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), chị Nguyễn Thị Lỵ, tổ dân phố 7, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy đã trở thành cầu nối đưa nguồn vốn tín dụng chính sách về với các hội viên.