Chủ Nhật, 15/05/2016 14:48

Hơn 40 bài báo cáo tham gia hội nghị khoa học trẻ

Hoạt động này được Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế tổ chức vào chiều 15/11, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học trình bày kết quả nghiên cứu, đồng thời trao đổi, chia sẻ các ý tưởng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu khoa học.

Đầu tư cho nghiên cứu khoa học trẻ: Nhìn từ điểm sáng Trường ĐH Y dược62 đề tài báo cáo tại Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ Trường ĐH Y DượcHội nghị khoa học trẻ Trường đại học Sư phạm Huế năm 2015

Các đại biểu nghiên cứu tài liệu tài liệu tại hội nghị

Hội nghị nhận được hơn 40 bài báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu trong các chuyên ngành khác nhau thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học giáo dục.

Năm nay, hội nghị đã thu hút thêm sự tham gia của nhiều nhà khoa học, giáo viên từ các đơn vị ngoài trường.

Trong số những bài viết lần này, có nhiều bài trình bày các vấn đề thời sự của đổi mới giáo dục về chuyển hướng đào tạo với trọng tâm phát triển năng lực, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Nhiều chủ đề phong phú, căn bản hơn của lý luận dạy học cũng được đề cập, nghiên cứu như: “Tích hợp các yếu tố thuật toán vào chương trình môn toán bậc trung học phổ thông ở Pháp”, “Sử dụng tiếp cận đa chiều để hiểu khái niệm trong đánh giá trình độ toán”, “Xây dựng các thí nghiệm phát hiện tính chất của nước áp dụng trong dạy học chủ đề “Vật chất và năng lượng” môn khoa học lớp 4”…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi
Mong có người tiếp nối việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi

Vừa qua, chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 80 năm ngày mất của vua Hàm Nghi (1944 - 2023) tại Huế, nhất là việc khai trương không gian trưng bày “Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật” giúp công chúng hiểu rõ hơn chân dung về vị vua yêu nước. Ông Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và phát triển Di sản văn hóa Huế, người nghiên cứu về vua Hàm Nghi từ rất sớm, rất vui trước sự kiện này. Ông đã có buổi trò chuyện với Báo Thừa Thiên Huế xung quanh việc nghiên cứu về vua Hàm Nghi.

Sen Huế “tỏa hương”
Sen Huế “tỏa hương”

Từ sen Huế gần gũi, các nhà nghiên cứu ở Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế đã “biến” từng bộ phận của cây sen truyền thống thành sản phẩm hấp dẫn trên bàn ăn, phòng khách của người dân Việt và nay mai đang chuẩn bị sang Mỹ.