Thứ Bảy, 14/04/2018 12:56

Hơn 80 người làm việc tại 4 nhà máy thủy điện ở A Lưới vẫn an toàn

Ngày 14/10, thông tin từ UBND huyện A Lưới cho biết, qua rà soát nắm tình hình, các cán bộ, công nhân viên làm việc tại 4 nhà máy thủy điện tại A Lưới vẫn an toàn.

Huế như một thành phố nổiKhông để sinh viên bị đói, rét do mưa lũ4 trường hợp mắc kẹt trong rừng ở A Lưới đã về nhà an toànKhẩn trương cứu nạn sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3Đưa 5 người bị thương đi cấp cứu, tiếp tục cứu hộ xuyên đêm40 công nhân Thủy điện Rào Trăng 3 đang an toàn ở Thủy điện Rào Trăng 4Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến Huế chỉ đạo cứu nạn vụ sạt lở núi ở Thủy điện Rào Trăng 3

Các chiến sĩ bộ đội biên phòng, công an cùng các lực lượng tiếp tục hỗ trợ khắc phục các tuyến đường bị sạt lở

Theo đó, có 86 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại 4 nhà máy thủy điện ở A Lưới là: thủy điện A Lưới (36 người); thủy điện A Roàng (20 người); thủy điện A Lin B1 (22 người) và thủy điện A Lin Thượng (8 người) vẫn đang an toàn. 

Ngày 14/10, vẫn có nhiều đoạn đường bị sạt lở, gây tắc đường, trong đó tại Quốc lộ 49A: đất đá sụt lở ta luy dương 3 điểm đi lên cửa khẩu Hồng Vân- Cô Tài: Km91+550; Km96+050, Km97+080;  tại đường Hồ Chí Minh:  đất đá sụt lở ta luy dương 14 điểm từ A Roàng đi A Tép: Km375+950, Km381+810, Km384+950, Km389+850, Km389+900, Km391+410; Km392+050; Km393+100; Km394+480; Km397+335; Km398+100; Km399+850; Km402+450; Km403+000. Tuy lưu lượng phương tiện giao thông qua lại ít nhưng các lượng lực chức năng vẫn đang nỗ lực khắc phục.

Đến trưa 14/10, toàn huyện không còn nhà bị ngập, các hộ được di dời đã trở về nhà.

Trên địa bàn huyện có 25 người đi rừng chưa liên lạc được (Hồng Kim 11 người; Hồng Bắc 11 người; A Roàng 3 người). Tuy nhiên, họ là người đi rừng chuyên nghiệp, có dự trữ lương thực. Một số người đi rừng tại xã Trung Sơn trước đó đã trở về an toàn.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa lớn đề phòng sạt lở
Mưa lớn đề phòng sạt lở

Từ ngày 25-28/2, trên địa bàn tỉnh sẽ có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có nguy cơ gây trượt lở vùng đồi núi, ven sông suối và ngập úng vùng trũng.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Hoa mận trên vùng cao A Lưới
Hoa mận trên vùng cao A Lưới

Mùa này lên A Lưới, bạn vẫn có thể ngắm hoa và hái quả từ những cây mận ở nhà người dân A Lưới. Bên cạnh hoa đào, hiện, địa phương đang khuyến khích, vận động người dân trồng thêm cây mận ở một số khu vực phục vụ du lịch.