Thứ Sáu, 21/09/2018 13:24

Hơn cả kỹ năng

Cô con gái dùng bút bi ghi tên mình lên bảng tên, rồi lóng ngóng tìm cách khâu nó lên ngực áo. Vì mẹ đã nói đó là một việc quá đơn giản, ai cũng có thể làm được nên cuối cùng, sau một cái tặc lưỡi, cô quyết định kệ thô vụng. Mãi sau này, khi đã trở thành sinh viên năm nhất, cô kể hôm đó, lũ bạn đã chụp ảnh rồi tag tên cô trên facebook. “Con ngượng chết luôn. Cứ tưởng không ai để ý, ai dè…!”.

Học nữ công gia chánh để giữ nét đẹp văn hóa Huế

Không phải là một điều quá lớn lao trong học cách thay đổi bản thân, nhưng chắc chắn nhiều điều rất nhỏ khác, như đường kim mũi chỉ, như nếp ăn nét ở, như biết cách quan tâm đến người khác từ những điều rất nhỏ… là những điều các nữ sinh phải để ý, để tâm. Cũng vẫn là rất hay, nếu các nam sinh cũng biết những kỹ năng cơ bản này để một lúc nào đó, có thể ứng dụng được nó trong những hoàn cảnh cụ thể.

Tôi đề cập đến chuyện này là vì, đã có rất nhiều cách nghĩ khác nhau về việc nữ sinh có nhất thiết phải biết may vá, thêu thùa, biết nấu nướng và những kỹ năng khác… khi cuộc sống đã mở ra những biên độ mới mẻ hơn và không có sự phân biệt nào về giới. Người phụ nữ sẽ rất mạnh mẽ khi tham gia vào những lĩnh vực vốn được xem là của nam giới, và thật ra, họ chẳng khác gì nam giới khi “đứng chân” trong những lĩnh vực đó. Thậm chí, không ít người còn giỏi hơn, hiệu năng công việc cao hơn. Nhưng chắc chắn, sẽ thêm một “quyền lực mềm” khi người phụ nữ nghiêng người bên một món đồ thêu dở, chuẩn bị những bữa ăn giản dị nhưng ngon và tươm tất. Thêm bao điều cuốn hút khi đối diện là một giọng nói dịu dàng, mạch lạc, một sự thu vén nhẹ nhàng mà khéo léo…

Thật ra, có những điều dung dị như vậy đã ít nhiều phai đi, trong dòng chảy nhanh hơn, đa diện hơn của cuộc sống. Có lẽ vì chúng ta trở nên dễ dãi hơn, vội vã hơn. Dễ dãi ngay cả ở vùng đất được mệnh danh là vùng đất văn hóa, khi có những bạn quên mất tiếng dạ, tiếng thưa; chưa mặn mà với những bài học sinh động về cách chế biến các món ăn ngon, đẹp và đánh rơi luôn phong thái nền nã từ những thế hệ đi trước; trở nên hiện đại hơn, nhưng có vẻ cũng hời hợt hơn… ?

Có một thời gian thật dài, môn nữ công gia chánh trong trường học chừng như ít được các bạn nhỏ lựa chọn. Thật ra, nếu được duy trì, có lẽ đó sẽ là một môn học thú vị và có hiệu ích rất nhiều trong việc giảm stress học đường. Vì thế, tôi đã thấy thật vui khi môn học nữ công gia chánh sẽ được phục hồi, trước mắt là phục hồi thí điểm tại Trường THPT Hai Bà Trưng từ năm học này. Vui, vì bắt đầu từ môn học dễ thương, giúp “thể dục” tinh thần mà còn chuẩn bị cho học trò những kỹ năng cơ bản về màu, về mùi, về vị và ít nhất, là những món ăn, thực đơn cơ bản. Từ đó, nuôi dưỡng sự tìm tòi, khám phá về ẩm thực và truyền thống ẩm thực Huế, văn hóa Huế và văn hóa ẩm thực Việt.

Hơn cả kỹ năng, đó cũng là cách giữ nét và giữ nếp văn hóa dài lâu…

AN NGUYỄN

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

Nghị quyết (NQ) 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những tiền đề, định hướng quan trọng đối với tỉnh trong việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, văn hóa và con người đóng vai trò có tính quyết định. Văn hóa là nền tảng để phát triển ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.

Om ngự hồi sinh
Om ngự hồi sinh

“Ngọc oa ngự dụng” xưa đang dần được hồi sinh và hòa vào nhịp sống hiện đại để hội nhập và phát triển.

Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế
Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế

Trước đây, tôi thấy nghiên cứu di sản văn hóa Huế nếu không đưa được kết quả nghiên cứu di sản vào du lịch thì di sản đó chỉ còn lưu lại trong sách vở, chứ hoàn toàn vắng bóng trong đời sống văn hóa của xã hội. May sao, những di sản văn hóa Huế được công nhận đều được ngành du lịch vận dụng phục vụ khách du lịch. Đến năm 2025, tin tưởng thành phố Huế sẽ được Trung ương công nhận là thành phố văn hóa di sản trực thuộc Trung ương. Trong quá trình chuẩn bị thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất hiện nhiều hoạt động phát triển di sản văn hóa Huế rất tích cực.

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế
Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế

Nhà vườn xếp loại 1 được hỗ trợ 1 tỷ, loại 2 là 800 triệu đồng và loại 3 là 600 triệu đồng. Đó là một trong những nội dung nằm trong “Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” vừa được HĐND tỉnh khóa VIII thông qua chiều 8/12 tại Kỳ họp thứ V.