Thứ Sáu, 28/10/2016 15:08

IMF lo ngại về tác động của căng thẳng thương mại đối với tăng trưởng đầu tư toàn cầu

Tờ Devdiscourse ngày 28/4 dẫn nguồn tin từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, căng thẳng thương mại và tăng trưởng năng suất chậm chạp có thể làm chậm lại sự sụt giảm của giá cả tương đối của máy móc và thiết bị. Điều này có thể kìm hãm tăng trưởng đầu tư trên toàn thế giới.

IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019IMF: Thế giới tăng trưởng chậm, phục hồi “không ổn định” vào cuối năm 2019

IMF cho rằng, căng thẳng thương mại và tăng trưởng năng suất chậm có thể kìm hãm tăng trưởng đầu tư trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters

Đối với những thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển trung bình, khoảng 1/3 sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư thực sự vào máy móc và thiết bị trong 3 thập kỷ qua được cho là nhờ vào sự hạ giá của hàng hóa đầu tư liên quan tới tiêu dùng. Các chính sách kinh tế vĩ mô mạnh mẽ hơn và những yếu tố khác đóng góp cho phần còn lại.

Giá cả của máy móc và thiết bị đang giảm trong nhiều thập kỷ, phần lớn là do thương mại mở rộng và các cải tiến công nghệ sâu rộng đã dẫn đến việc sản xuất các loại hàng hóa đầu tư hiệu quả hơn.

Điều này giúp các quốc gia trên thế giới tăng cường đầu tư thực sự và cải thiện mức sống, các nhà kinh tế tại Phòng nghiên cứu của IMF gồm Weicheng Lian, Natalija Novta và Petia Topalova cho biết.

"Tuy nhiên, động lực quan trọng này của đầu tư có thể đang bị đe dọa. Những căng thẳng thương mại và tăng trưởng năng suất chậm có thể làm chậm lại sự sụt giảm giá tương đối của máy móc và thiết bị, do đó sẽ kìm hãm tăng trưởng đầu tư trên toàn thế giới", các nhà kinh tế khẳng định trong một phân tích chung.

Kể từ năm 1990, giá cả của máy móc và thiết bị đã giảm khoảng 60% tại các nền kinh tế tiên tiến và khoảng 40% tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Hỗ trợ sự đổi mới trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa đầu tư ở cả thị trường tiên tiến và mới nổi, cũng như ở các nền kinh tế đang phát triển đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển, khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ, tiếp tục đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng công cộng cũng có thể giúp ích.

"Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách cũng phải lưu tâm đến những khó khăn mà một số công nhân và ngành công nghiệp có thể gặp phải trong bối cảnh giá tương đối của máy móc và thiết bị giảm", các nhà kinh tế của IMF nói thêm.

Các chính sách nên được thiết kế để hỗ trợ người lao động đối phó với khả năng có sự gián đoạn trong công việc, bao gồm mạng lưới an toàn xã hội đủ rộng, cũng như các chương trình hỗ trợ đào tạo lại, xây dựng kỹ năng và tính linh động về địa lý và nghề nghiệp. Đáng chú ý nhất là sự sụt giảm giá tương đối của thiết bị máy tính, đã giảm khoảng 90% kể từ năm 1990.

Các nhà kinh tế của IMF nhấn mạnh, đó là những sự sụt giảm đáng kể khi so sánh với giá cả tương đối của các loại tài sản vốn khác như nhà ở và cấu trúc thương mại.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin chính sách tác động đến thị trường
Thông tin chính sách tác động đến thị trường

Trong khi doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang rơi vào khó khăn thì có thông tin Bộ Tài chính đề xuất thực hiện “điều tiết cao đối với căn hộ chung cư có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, nhằm góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập dân cư”.

UNICEF 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023

Một loạt các cuộc khủng hoảng có mối liên hệ với nhau được dự báo sẽ tác động lớn đến trẻ em vào năm 2023. Một báo cáo vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố đã nêu chi tiết những xu hướng sẽ định hình cuộc sống của các em trong những tháng tới.

IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN

Ngày 31/1, nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Pierre-Olivier Gourinchas cho biết IMF hạ dự báo tăng trưởng của Singapore và các nền kinh tế Đông Nam Á khác trong năm 2023, do tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại sẽ lấn át tác động tích cực từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế.