Thứ Ba, 04/10/2016 14:52

IMF: Thương mại Mỹ-Trung có thể giảm tới 70% nếu cuộc chiến leo thang

Theo IMF, nhu cầu từ thị trường quốc tế giảm mạnh sẽ dẫn đến sự sụt giảm GDP của cả hai nước, với tổn thất GDP thực tế hàng năm từ 0,3-0,6% đối với Mỹ và 0,5-1,5% đối với Trung Quốc.

Quan chức Mỹ chuẩn bị tới Trung Quốc để đàm phán thương mạiMỹ hy vọng đàm phán thương mại với Trung Quốc sớm kết thúcTổng thống Trump: Đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹpMỹ, Trung Quốc chạy nước rút để đạt được thỏa thuận thương mại

Ôtô xuất khẩu được xếp tại cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Nguồn: THX/TTXVN

Trong báo cáo công bố ngày 3/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng hoạt động thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể giảm từ 30-70% trong dài hạn nếu hai nước tăng thuế thêm 25 điểm phần trăm đối với tất cả hàng hóa trao đổi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo IMF, nhu cầu từ thị trường quốc tế giảm mạnh sẽ dẫn đến sự sụt giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả hai nước, với tổn thất GDP thực tế hàng năm từ 0,3-0,6% đối với Mỹ và 0,5-1,5% đối với Trung Quốc.

IMF cho biết ảnh hưởng của việc áp thuế đối với Trung Quốc lớn hơn trên mọi mô hình giả định vì hoạt động xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong nền kinh tế Trung Quốc so với chiều ngược lại.

Báo cáo của IMF nhận định sản xuất hàng điện tử cùng các ngành chế tạo khác của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi ngành nông nghiệp của Mỹ cũng sẽ chứng kiến sự suy giảm đáng kể nếu tranh chấp thương mại leo thang.

IMF cảnh báo tình trạng các doanh nghiệp chuyển hoạt động từ Trung Quốc và Mỹ sang Mexico, Canada và Đông Á sẽ xảy ra và những thay đổi như vậy sẽ mang theo số lượng việc làm đáng kể rời khỏi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

IMF dự báo sẽ có khoảng 1% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thiết bị giao thông vận tải của Mỹ mất việc làm. Con số này là 5% đối với các ngành chế tạo ở Trung Quốc.

Báo cáo của IMF cũng nhấn mạnh bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt hoặc thặng dư thương mại giữa quốc gia này với quốc gia khác thông qua biện pháp thuế quan sẽ chỉ làm thay đổi cán cân thương mại của nước đó với những nước khác, chứ không ảnh hưởng đến cán cân thương mại tổng thể.

IMF lấy ví dụ sau khi áp thuế, hoạt động nhập khẩu hàng điện tử và máy móc từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm từ khoảng tương đương 22,1% tổng kim ngạch nhập khẩu xuống còn 11,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập khẩu của Mỹ từ các quốc gia khác sẽ tăng lên.

Theo kịch bản của IMF, tỷ lệ nhập khẩu các mặt hàng trên của Mỹ từ các quốc gia Đông Á sẽ tăng từ 15,6% lên 17,7%. Tỷ lệ của Mexico sẽ tăng từ 12,6% lên 14,6% và Canada từ 10,8% lên 12,3%.

Tuy nhiên, IMF nhấn mạnh trong khi một số nước thứ ba có thể được hưởng lợi từ việc chuyển hướng các hoạt động thương mại, những tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng sẽ dẫn đến những bất ổn, ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư và thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu.

Viễn cảnh này sẽ tác động tiêu cực đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.