Thứ Tư, 27/04/2016 14:33

Indonesia: Palu đối mặt với khủng hoảng y tế sau động đất, sóng thần

Trước đó, vào ngày 28/9, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter kèm dư chấn là sóng thần đã đổ bộ vào thành phố Palu, đảo Sulawesi, làm ít nhất 2.200 người thiệt mạng và 220.000 người khác mất nhà cửa.

Indonesia: Các trường học ở Palu mở cửa trở lạiThảm hoạ động đất ở Indonesia: Viện trợ tiếp tục đổ về thành phố PaluBé 5 tuổi trở về sau một tuần mất tích trong thảm họa kép ở IndonesiaĐộng đất, sóng thần Indonesia: Số người chết tăng lên 1.558Động đất, sóng thần Indonesia: Số người chết tăng vọt lên 1.203 người

Công nhân đang làm việc trên cây cầu bị gãy do động đất, sóng thần ở Palu (Sulawesi, Indonesia). Ảnh: Jakarta Post

Chính quyền địa phương cảnh báo, chỉ 1 tháng sau khi trận động đất, sóng thần đi qua thành phố Palu (Indonesia), gây ra nhiều thiệt hại về người và của, khu vực này đang phải đối mặt với khủng hoảng sức khỏe cộng đồng vô cùng nghiêm trọng do mưa lớn kéo dài đe dọa sẽ làm lây lan các chủng bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết...

Là một trong những nỗ lực để kiểm soát nguồn dịch, ngăn chặn bệnh tật lây lan, vào tuần trước, chính phủ Indonesia đã ra lệnh sử dụng máy bay chở theo thuốc khử trùng phun lên toàn bộ các khu vực bị tàn phá nặng nề nhất ở Palu, đặc biệt là nơi được cho là còn khoảng 5.000 thi thể vẫn bị mắc kẹt trong đống đổ nát và đang trong quá trình phân hủy.

Cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia cho hay, động thái này rất quan trọng để ngăn chặn sự hình thành và lây lan của gián, chuột, ruồi bệnh.

Bất chấp những kế hoạch dập dịch của chính phủ, các nhóm viện trợ vẫn ghi nhận số trường hợp người dân mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp đang gia tăng rất nhanh. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ca mắc các bệnh nghi ngờ do muỗi gây ra như sốt xuất huyết, sốt rét...

Trong bối cảnh gió mùa đang đến gần, lực lượng chức năng dự đoán tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhìn chung, công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai, đạc biệt là giữ gìn môi trường sạch sẽ ở Palu đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi số lượng người dân đang sống trong các lều, trại tạm trú đang rất đông. Người sống gần nhau sẽ tăng nguy cơ lây lan bệnh nhanh hơn. Ở một số khu vực khác, mưa lớn kéo dài khiến đường đi bị lầy, lún, việc tiếp cận của lực lượng cứu hộ rất khó khăn.

Đan Lê (Lược dịch từ The Nation)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do
Timor Leste gia nhập ASEAN có thể giúp thúc đẩy tự do

Việc Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay. Điều này được nhận định có khả năng sẽ giúp Indonesia thúc đẩy chương trình nghị sự ngoại giao vì hòa bình và dân chủ.