Thứ Hai, 01/12/2014 14:21

IOM: Bọn buôn người kiếm được 35 tỷ USD/năm từ cuộc khủng hoảng di cư

Theo Tổng giám đốc IOM William Lacy Swing, bọn buôn người có thể kiếm được khoảng 35 tỷ USD/năm trên toàn thế giới và gây ra bi kịch cho những người nhập cư - những người thậm chí phải bỏ mạng trên hành trình vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu.

Hơn 1.500 người di cư thiệt mạng trên Địa Trung Hải năm 2017Hơn 380.000 người di cư bất hợp pháp đến châu Âu năm 2016

Hàng ngàn người di cư đã bỏ mạng trên Địa Trung Hải khi cố gắng đến châu Âu. Ảnh: EPA

Số người di cư tuyệt vọng đang chạy trốn khỏi Châu Phi và những nơi khác do các cuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo đang chết dần khi cố gắng tìm đến châu Âu qua Libya theo lời dụ dỗ của những kẻ buôn người.

Theo ông Swing, số người thiệt mạng trên Địa Trung Hải đã lên đến 1.700 người tính từ đầu năm đến trước mùa hè - thời điểm mà nhiều người thường xuyên chọn để lên đường, so với 3.700 nạn nhân trong năm 2015 và 5.000 của năm 2016.

"Đó là thảm hoạ và là lý do tại sao chúng tôi rất quan tâm đến việc cảnh báo người di cư về những kẻ buôn người. Đây thực sự là vấn đề lớn. Bọn chúng kiếm được khoảng 35 tỷ USD mỗi năm) và chúng tôi biết chúng đang kiếm được rất nhiều tiền trên Địa Trung Hải", người đứng đầu IOM cho hay.

Thực tế, nạn buôn người hiện nay là mảng kinh doanh lớn thứ 3 của tội phạm quốc tế, chỉ đứng sau nạn buôn bán súng đạn và ma túy.

Libya đã trở thành điểm khởi đầu quan trọng đối với người di cư từ Châu Phi, nơi mà tình trạng vô trật tự đang lan rộng 6 năm sau sự sụp đổ của chính quyền Muammar Gaddafi. Nhiều người di cư cũng chia sẻ rằng, điều kiện tại các trung tâm di cư do chính phủ điều hành thật khủng khiếp.

Trước đó, trong một cuộc họp tại Geneva, IOM và Cơ quan Tị nạn LHQ (UNCHR) đã đưa ra kế hoạch về việc thúc đẩy các hoạt động ở Libya. Ông Lacy Swing tuyên bố, IOM sẵn sàng giúp đỡ chính phủ với những người di cư nội bộ của Libya và hỗ trợ làm việc tại các trung tâm di trú.

Ông nói rằng, cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu trở nên trầm trọng hơn do phản ứng "chống người nhập cư gia tăng chưa từng thấy, bắt nguồn từ những nghi ngờ rằng một số người di cư có thể là những kẻ khủng bố trà trộn".

Tuy nhiên, ông kêu gọi các chính phủ cố gắng giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của di cư, đó là tình trạng xung đột, thiếu nước và sự chênh lệch lớn giữa các nước giàu và nước nghèo.

Theo ông, châu Âu cần phải có một kế hoạch di cư toàn diện, mặc dù không có dấu hiệu gì cho thấy điều đó sẽ được thực hiện trong tương lai gần, nhưng "chúng tôi sẽ làm tất cả để có thể hỗ trợ họ".

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

World Bank Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5 trong năm 2022
World Bank: Lượng kiều hối toàn cầu tăng gần 5% trong năm 2022

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) cho biết lượng kiều hối chuyển đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC) đã đứng vững trước những cơn gió ngược toàn cầu, với mức tăng gần 5% lên 626 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,2% trong năm 2021, và dự kiến sẽ còn chậm lại hơn nữa khi sụt xuống còn khoảng 2% vào năm 2023.

Mexico, Mỹ thúc đẩy thỏa thuận khu vực về di cư
Mexico, Mỹ thúc đẩy thỏa thuận khu vực về di cư

Ngày 14/3, Ngoại trưởng nước này Marcelo Ebrard và Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas đã cam kết xây dựng thỏa thuận khu vực về di cư an toàn và có trật tự nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của người di cư.