Thứ Năm, 05/03/2020 08:41

Khai thác hiệu quả thiết bị dạy học

Khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới là thiếu thiết bị dạy học. “Cái khó, ló cái khôn”, nhiều trường học đã vận động giáo viên tự làm đồ dùng học tập cũng như dùng các thiết bị ảo, mô phỏng trên máy tính để giải quyết tình trạng thiếu thiết bị.

Chuẩn bị chu đáo cho lễ khai giảng, chủ động sáng tạo trong dạy và họcNâng chất lượng dạy và họcNhiều lớp 10 vắng bóng âm nhạc, mỹ thuật

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong giờ thực hành các thí nghiệm

Chuẩn bị đầy đủ và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang, thiết bị dạy học là yêu cầu quan trọng khi triển khai hoạt động dạy học. Song, tầm quan trọng của việc này nâng lên một bước với Chương trình GDPT 2018 khi chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực. Muốn có năng lực tốt, phải tổ chức hoạt động bằng nghiên cứu, thực địa để học sinh khám phá, tìm hiểu thế giới, khoa học... Chương trình GDPT tổng thể đã quy định cơ sở vật chất, thiết bị dạy học với yêu cầu cao hơn, như cần có địa điểm, diện tích, quy mô trong trường học; khối phòng học tập; khối phòng hỗ trợ học tập; thư viện; hạ tầng kỹ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Theo thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc Học, nhiều môn học trong chương trình GDPT mới là môn khoa học thực nghiệm. Chương trình được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, gắn lý thuyết với thực hành, học lý thuyết bằng thực hành. Theo định hướng này, cần trang bị các thiết bị dạy học đa dạng về chủng loại: Tranh, ảnh, mô hình, mẫu vật thật, dụng cụ, vật liệu, hóa chất, thiết bị kỹ thuật nghe nhìn, các loại máy móc. Tuy nhiên, trang bị được đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học luôn là khó khăn với nhiều cơ sở giáo dục. Thế nên, không ít giáo viên tự tìm kiếm các video, thí nghiệm ảo phù hợp phục vụ cho bài dạy.

Việc tận dụng tiến bộ công nghệ, các thí nghiệm ảo được coi là giải pháp quan trọng khắc phục hạn chế về trang thiết bị trong nhà trường. Cùng với đó, nhà trường tăng cường khuyến khích, khích lệ giáo viên tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học. Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng là phải tận dụng, sử dụng thật hiệu quả thiết bị, đồ dùng đã có vào ứng dụng trong chương trình GDPT mới, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng Ngô Đức Thức cho hay.

Mới đây, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022. Mục đích của cuộc thi nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học có chất lượng. Từ đó, các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các sơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang, thiết bị dạy học. Nhiều hiệu trưởng ở các trường phổ thông trải lòng, họ thực sự trông chờ hiệu quả mà các sản phẩm tham dự cuộc thi đưa vào ứng dụng. Bởi, các trường sẽ dễ dàng làm thiết bị dạy học trên cơ sở  xây dựng/thiết kế/số hóa để sử dụng hoàn toàn hoặc một phần trên môi trường số phục vụ cho công tác dạy và học.

Dẫu có thiết bị tốt thì việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các thiết bị dạy học vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh cần nắm chắc điều kiện của trường và địa phương để có thể tự khai thác trong đổi mới hoạt động giáo dục, nhất là những trường miền núi, vùng sâu, vùng xa, không có đủ thiết bị dạy học. Thậm chí, ở đó phòng học nhiều trường còn tạm bợ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải sáng tạo trong việc lập kế hoạch đổi mới hoạt động giáo dục sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình.

Không rập khuôn máy móc mô hình của các trường vùng thuận lợi, nhưng cũng không thể cứ trông chờ, ỷ lại khi nào có đầy đủ điều kiện mới thực hiện đổi mới hoạt động giáo dục. Đó cũng là chủ trương của ngành giáo dục khi năm học mới bắt đầu.

Bài, ảnh: HUẾ THU

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.