Thứ Năm, 16/07/2020 20:07

Khảo sát, thống kê, số hóa hệ thống di sản tư liệu văn hóa Phật giáo

Thượng tọa Thích Không Nhiên – Phó Ban điều hành kiêm Thư ký Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán chia sẻ như trên về mục tiêu của tập san Liễu Quán trong thời gian tới, tại buổi tổng kết vào chiều 16/1.

Triển lãm hơn 100 tư liệu, hiện vật về “Chế độ Y quan triều Nguyễn”Trưng bày tư liệu, hiện vật liên quan đến hoàng đế Minh MạngVương triều Nguyễn với di sản Phật giáoTruyện Kiều của Nguyễn Du qua góc nhìn của Phật giáo

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Trưởng Ban điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán chia sẻ thông tin hoạt động của trung tâm đến với quan khách tham dự buổi gặp mặt

Theo Thượng tọa Thích Không Nhiên, tập san Liễu Quán trải qua chặng đường gần 10 năm, với 28 số ấn phẩm đến tay độc giả, phát hành rộng rải khắp các tỉnh thành trong cả nước cũng như hải ngoại. Tập san tạo được sự tin yêu, cổ vũ nhiệt tình của chư tôn đức, chư thiện hữu tri thức và đông đảo bạn đọc.

Để có được những số này, Ban biên soạn tập san Liễu Quán đã cộng tác, kết hợp với các cơ quan văn hóa tại TP. Huế tổ chức nhiều đợt khảo sát, nghiên cứu các di tích Phật giáo trên địa bàn tỉnh nhà và các tỉnh thành miền Trung.

Về định hướng trong tương lai, tập san Liễu Quán sẽ tiếp tục con đường khảo sát, số hóa tư liệu ở nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh cũng như miền Trung, trong đó ưu tiên các ngôi cổ tự.

Các chuyên gia, nhà văn hóa tham dự buổi gặp mặt đánh giá tập san Liễu Quán để lại dấu ấn đậm sâu, từ chất lượng nội dung cho đến cách trình bày.

Cũng theo Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, năm 2022, trung tâm đã tổ chức văn nghệ và triển lãm trong đại lễ Phật đản PL. 2566 - DL. 2022, phối kết hợp với các cơ quan văn hóa tại TP. Huế tổ chức các buổi thuyết trình, các hoạt động văn hóa có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, duy trì các hoạt động văn hóa thường xuyên, tạo ra môi trường trao đổi tri thức, giao lưu văn hóa và phổ biến kiến thức Phật pháp căn bản đến nhiều thành phần, nhiều thế hệ, như tổ chức các buổi thuyết trình của các học giả, các nhà nghiên cứu. Cùng với đó, tổ chức ra mắt - giới thiệu sách của các tác giả - cư sĩ Phật tử, các hoạt động với nhiều loại hình, nội dung phong phú, gắn liền với văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc.

Ngoài ra, Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán còn tạo điều kiện thuận lợi để Ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh, Ban Hoằng pháp tỉnh tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, thuyết trình, trao đổi văn hóa, từ thiện xã hội..., góp phần thiết thực vào đời sống sinh hoạt văn hóa chung tại tỉnh nhà.

Tin, ảnh: N. MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
Hoàn thiện hoạt động, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

Sau một năm sáp nhập và chuyển đổi hoạt động, cơ sở Chân Mây trở thành đơn vị trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc. Cùng với việc tổ chức lại đội ngũ, đơn vị nỗ lực thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho người dân thuộc 4 xã khu II huyện này.

“Xanh hóa” hoạt động đầu tư
“Xanh hóa” hoạt động đầu tư

Tăng trưởng xanh là mục tiêu xuyên suốt trong phát triển kinh tế, xã hội Thừa Thiên Huế. Và để hiện thực hóa mục tiêu trên, việc định hình tăng trưởng xanh bắt đầu từ hoạt động xúc tiến đầu tư là mũi nhọn.