Thứ Bảy, 27/04/2019 14:35

Khi chính quyền đi “xin” doanh nghiệp

Đối với trường hợp thứ nhất, nếu không làm gì, né tránh thì không đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tế...

Khi bàn về chuyện mua thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương, ông Từ Quốc Hiệu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang (sau đây gọi tắt là Bắc Giang) nói rằng: “Anh em rất sợ. Chúng tôi động viên nhau là làm cũng chết mà không làm cũng chết, thôi thì cứ làm. Giao cho y tế tự mua là đưa chúng tôi vào thế rất khó”. Cách làm của ông là không mua mà xin doanh nghiệp (DN) tài trợ. “Họ tài trợ tiền mình cũng nhờ họ mua luôn, chứ cho tiền thì phải mua theo quy định, rất mất thời gian”, ông Hiệu nói.

Đối với trường hợp mua thiết bị phòng, chống dịch của Bắc Giang nói trên, có mấy vấn đề cần nhìn nhận như sau: không phải lúc nào các quy định của Nhà nước cũng bao phủ được mọi tình huống của thực tế. Có khi thực tế (khách quan) đòi hỏi cấp bách như thế này, nhưng quy định thì chưa có. Thứ nhất là không làm gì, đợi quy định. Thứ hai, chấp nhận làm nhưng sai với quy định, hoặc là rơi vào tình huống – chưa có quy định mà tại sao làm?

Đối với trường hợp thứ nhất, nếu không làm gì, né tránh thì không đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tế (cụ thể ở đây là có thiết bị y tế để khám, chữa bệnh). Còn trường hợp thứ hai có thể sẽ phải chịu trách nhiệm của tập thể, hoặc cá nhân. Sự lựa chọn của Bắc Giang (trong trường hợp nêu trên - tạm gọi là cách thứ ba). Nói hình tượng một chút, hai cách làm một và hai như hai bờ sông, Bắc Giang không đi bên này, cũng không đi bên kia mà chèo thuyền đi giữa lòng sông. Đích thì vẫn đến mà không phải đụng gì đến hai bờ?

Cách làm này có sáng tạo hay không là tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người. Nhưng rõ ràng tình huống trên nó phản ánh một điều, người đứng đầu ngành y tế Bắc Giang hết sức có trách nhiệm với công việc, cụ thể ở đây là với đòi hỏi phòng, chống dịch cấp bách.

Nhưng còn một số khía cạnh khác cũng cần nhìn nhận. Ví dụ, tại sao chính quyền lại đi xin và phải xin DN?

Ngân sách Nhà nước có eo hẹp nhưng chưa đến độ thiếu thốn. Mà nếu thiếu cũng có nhiều cách để huy động ngân sách (ví dụ như vay, mở thêm trần bội chi ngân sách) chứ tại sao lại cứ nhắm vào DN. Khi đại dịch xảy ra trên diện rộng thì toàn xã hội bị ảnh hưởng, DN không là ngoại lệ và thậm chí nhiều DN bị ảnh hưởng nặng.

Quan hệ giữa chính quyền và DN là mối quan hệ tương hỗ. Chính quyền phải thực hiện chức năng điều hành và quản lý Nhà nước của mình. Trong kinh tế thì phải tạo ra một môi trường tốt để DN hoạt động và phát triển. Khi DN hoạt động có hiệu quả thì sẽ phát sinh nghĩa vụ đối với Nhà nước, thông qua thuế chẳng hạn. Nếu DN có đóng góp thêm gì cho Nhà nước thì đấy là sự tự nguyện chứ hoàn toàn không phải là trách nhiệm. Tôi đã đóng thuế (tức là đã thực hiện nghĩa vụ của DN) rồi anh lại đi “xin” thêm của tôi nữa, chẳng khác gì anh đi làm khó tôi? Trong trường hợp này, chính quyền đã đưa DN vào thế bị động. Không “cho” thì không xong mà cho chắc gì DN đã hài lòng! Bởi vì khi DN chủ động “cho” thì DN đã tính toán đến việc cân đối tài chính...

Nếu chính quyền đi xin DN có thể xảy ra một trường hợp sau – tạo điều kiện chi phí cơ hội cho DN. Tôi cho anh cái này thì tôi đã tạo ra một cơ hội để anh cho lại tôi cái khác trong tương lai. Trong hoạt động kinh tế họ thường hay nói “chẳng có bữa ăn nào là miễn phí cả”! Giả sử như chính quyền sau này “trả cái ơn” cho DN đã ủng hộ cho mình lúc ngặt nghèo thì điều gì sẽ xảy ra? Có thể chính quyền lại rơi vào thế bị động. Cũng có thể chính quyền đã tạo ra một môi trường kinh tế thiếu lành mạnh. Cho nên, theo người viết, chính quyền không nên sử dụng biện pháp "đi xin” như vậy!

Mà giả sử nếu như có huy động sự đóng góp của DN thì cũng nên huy động trên diện rộng chứ đừng nên nhắm vào một vài DN cụ thể. Ví dụ như Việt Nam huy động thành lập Quỹ phòng, chống dịch COVID-19. Sau khi phát động đã có hàng ngàn DN và người dân tham gia với số tiền thu được rất lớn. Trường hợp này DN và người dân hoàn toàn tự nguyện.

Nguyễn Lê

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.