Chủ Nhật, 12/06/2016 10:33

Khi giới siêu giàu mua nhà siêu hạng

Giới siêu giàu trên thế giới đã chi tổng cộng 6,6 tỉ USD trong vòng 12 tháng (tính đến cuối tháng 8/2018) để mua 153 ngôi nhà trị giá từ 25 triệu USD/căn, theo Công ty Tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank.

Giới siêu giàu sẽ nắm giữ 2/3 giá trị tài sản thế giới vào năm 2030Giới siêu giàu châu Á tăng mạnh trong 10 năm tớiNhóm đại gia tộc ngàn tỉ USD

Trong số các thành phố lọt vào mắt xanh của giới siêu giàu, Hồng Kông (Trung Quốc) đang đứng đầu bảng, với 47 ngôi nhà siêu hạng tổng trị giá 2,5 tỉ USD đã đổi chủ. Theo báo The Guardian, "siêu hạng" là thuật ngữ được gán cho thị trường có ít nhất 3 vụ chuyển nhượng bất động sản trị giá 25 triệu USD trở lên mỗi năm trong vòng 3 năm qua. 

New York (Mỹ) đứng vị trí thứ hai với 39 hợp đồng mua bán tổng trị giá 1,5 tỉ USD. London đứng hạng 3 với 38 vụ chuyển nhượng bất động sản siêu hạng cũng có tổng trị giá 1,5 tỉ USD.

  

Hồng Kông hiện là thị trường bất động sản được giới siêu giàu yêu thích nhất thế giới Ảnh: REUTERS

Các công ty môi giới bất động sản chỉ ra London không còn được giới siêu giàu ưa chuộng như trước do lệ phí chứng từ tăng và nỗi lo ngại về Brexit (sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu). Thủ đô của Anh từng đứng đầu bảng xếp hạng năm 2015 với 72 vụ chuyển nhượng bất động sản siêu hạng. Trong khi đó, Hồng Kông hấp dẫn hơn nhờ vào thuế nhà đất thấp và không thu thuế lợi nhuận và thừa kế.

Ông Liam Bailey, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Knight Frank, nhận định: "Việc số người giàu có trên toàn cầu liên tục tăng đã kích thích các thị trường nhà ở siêu hạng". 

Trang Quartz dẫn báo cáo hồi đầu năm nay của công ty Wealth-X, chuyên tập trung nghiên cứu giới siêu giàu, cho thấy số người siêu giàu (có tài sản trị giá từ 30 triệu USD trở lên) đã tăng 13% trong năm 2017, trong đó mức tăng trưởng nhanh nhất thuộc về châu Á. 

Theo Wealth-X, năm ngoái Hồng Kông đã qua mặt New York để trở thành thành phố có nhiều người siêu giàu sinh sống nhất. Còn báo cáo của Knight Frank chỉ ra nhóm khách hàng bất động sản siêu hạng lớn nhất ở Hồng Kông là người địa phương.

Theo NLD

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bất động sản chao đảo vì thiếu dòng vốn
Bất động sản "chao đảo" vì thiếu dòng vốn

Thời gian qua, nhất thời điểm từ giữa năm 2022 đến nay, phần lớn các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) "sốt ruột" vì tín dụng bị siết chặt. Đa số DN thiếu vốn để triển khai dự án (DA), còn nhà đầu tư thứ cấp không có dòng tiền để "lướt sóng".

Thông tin chính sách tác động đến thị trường
Thông tin chính sách tác động đến thị trường

Trong khi doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang rơi vào khó khăn thì có thông tin Bộ Tài chính đề xuất thực hiện “điều tiết cao đối với căn hộ chung cư có mức giá trên 50 triệu đồng/m2, nhằm góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập dân cư”.

Thị trường có thể ấm lại
Thị trường có thể ấm lại

Ngay từ năm nay, có thể thị trường bất động sản (BĐS) sẽ ấm trở lại. Ấm trở lại nhưng theo hướng giá cả thấp hơn trước chứ không phải theo kiểu nhảy cóc đi lên như thời gian trước đây.