Thứ Sáu, 24/08/2018 06:45

Khi thầy cô quan tâm học trò

Cô giáo Nguyễn Thị Huy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Hương Trà tấm tắc: “Trường THCS Trần Đăng Khoa là một điểm sáng của giáo dục THCS thị xã”.

Trường THCS Trần Đăng Khoa phát huy tốt thế mạnh trong các hoạt động văn - thể - mỹ

Thuộc địa phận vùng “gò đồi” xã Bình Tiến (Hương Trà), Trường THCS Trần Đăng Khoa có 20% là học sinh (HS) dân tộc thiểu số. Thầy và trò nơi đây không ngừng vượt khó để trở thành 1 trong những đơn vị sớm được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 của Hương Trà. Năm 2020, mặc dù chịu nhiều khó khăn do dịch COVID, thiên tai, nhưng nhờ vào sự đoàn kết, tập thể nhà trường đã chung sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, ổn định tâm thế bước vào năm học này với kế hoạch dài hơi để nâng chuẩn.

Hiện, nề nếp và kỷ cương trường học được giữ vững, chất lượng các môn văn hóa được củng cố theo hướng phát triển tốt. Trường rất quan tâm hoạt động ngoại khoá, coi đây là thế mạnh và đã đạt nhiều thành tích ở các nội dung thi hùng biện tiếng Anh, chúng em kể chuyện Bác Hồ, cũng như thi đấu cầu lông, đá cầu. Đặc biệt, trong Hội thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng, thầy và trò ở đây đã có đề tài đạt giải cấp thị xã và cấp tỉnh, hiện được chọn thi cấp Quốc gia.

Là xã vùng cao, phụ huynh chủ yếu đi rừng và làm rẫy, đời sống khó khăn nên ngoài việc dạy chữ các thầy cô rất quan tâm đến điều kiện đi học của HS và nắm rõ hoàn cảnh của các em, nhất là những em thuộc hộ nghèo, hộ người dân tộc thiểu số. Mỗi lần có HS vắng không lý do, hầu hết là HS nghèo, HS dân tộc thiểu số, ở cách xa trường, thầy cô chủ nhiệm không quản ngại đến từng nhà tìm hiểu, vận động, hỗ trợ kinh tế… để các em quay trở lại trường học. Nhà trường cũng đã có nhiều cuộc vận động, xin tài trợ để hỗ trợ các em nghèo, các em ở xa từ sách vở áo quần đến xe đạp đi học.

Dù còn thiếu điều kiện tập luyện nhưng trường rất quan tâm khai thác thế mạnh thể chất và năng khiếu ca hát của các em vùng cao, biến các hoạt động văn thể mỹ thành điểm mạnh của trường. Từ đó, chọn ra được những “hạt nhân” tham gia hoạt động và thường giành nhiều giải cao của phòng. Các hoạt động ngoại khoá vui tươi và lành mạnh này chính là sức hút để các em đến trường, yêu trường và quan tâm đến việc học tập.

Trường cũng đang gặp khó khăn về đội ngũ, khi hầu hết giáo viên từ vùng khác đến, được điều lên công tác “vùng cao”. Đây là đội ngũ trẻ, nhiệt tình, mặc dù có nhiều người gặp khó khăn về khoảng cách địa lý nhưng vẫn luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ. Cũng vậy, hiện trường thiếu 6 giáo viên, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, nhà trường phải tuyển các giáo viên hợp đồng thời vụ, họ làm việc nhưng có thể chưa yên tâm công tác, nếu tháo gỡ được điều này công tác đội ngũ sẽ tốt hơn.

 Ban giám hiệu nhà trường cho biết: “Nhà trường đang phát huy nội lực dạy tốt học tốt. Tuy nhiên, chúng tôi mong được ngành và địa phương quan tâm hơn nữa về CSVC, đội ngũ để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Được như vậy, sẽ là động lực kích cầu phụ huynh đưa con em đến trường, sớm xoá bỏ khoảng cách vùng miền của trường so với các đơn vị bạn”.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thầy cô trường làng
Thầy cô trường làng

Tôi vẫn còn nhớ chuyến đi biển năm học lớp 6 do nhà trường tổ chức trong những ngày đầu hè.

Bóng đá trẻ được quan tâm
Bóng đá trẻ được quan tâm

Việc các đội trẻ thi đấu thành công và được phát triển bài bản gần đây tạo nên tín hiệu vui với bóng đá Huế.

“Lớp chọn” và những áp lực
“Lớp chọn” và những áp lực...

Những ngày qua, dư luận đang hết sức quan tâm đến chuyện một nhóm phụ huynh lớp 1 ở tỉnh Nghệ An huy động mỗi người đóng 300.000 đồng nhằm chọn "cô giáo tốt" cho con trong năm học tới. Dư luận không đồng tình với việc phụ huynh chọn giáo viên chủ nhiệm cho con mình, hơn nữa lại còn đóng tiền vào để chọn cô lại càng không thể chấp nhận.

Phát triển Đại học Huế, quan tâm từ chất lượng đầu vào
Phát triển Đại học Huế, quan tâm từ chất lượng đầu vào

Đại học (ĐH) Huế có nhiều thành quả ở các mặt, nhưng bài toán nâng chất lượng đầu vào tuyển sinh vẫn là trăn trở không chỉ của các cơ sở giáo dục mà còn của người dân Huế, để xứng đáng với vùng đất học và sự vươn tầm trở thành ĐH Quốc gia.