Thứ Năm, 11/01/2018 14:52

“Khơi nguồn văn hóa nghệ thuật thế kỷ XIX – XX – XXI”

Đây là chủ đề buổi tọa đàm do Viện Pháp tại Hà Nội, Phân Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia tại Huế và Công ty cổ phần sách Thái Hà phối hợp tổ chức, diễn ra ngày 11/7 tại Hà Nội.

Họa sĩ Phan Hải Bằng (thứ hai, từ trái sang) trao ấn bản Trúc chỉ trong buổi đấu giá 

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: dịch giả Lê Đức Quang, nhà nghiên cứu Trần Đình Hằng và TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Chương trình tọa đàm được phát trực tiếp tại Viện Pháp tại Huế.

Ngoài những kiến thức, những quan điểm cá nhân về nền văn hóa của Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt ở thế kỷ XIX, XX, XXI, buổi tọa đàm còn chia sẻ những thông tin thú vị về dấu ấn văn hóa Huế thời Nguyễn, thời kỳ Pháp và cả dấn ấn Phật giáo, cũng như những cải tổ, cách tân của các vị vua thời Nguyễn.

Dịp này, buổi tọa đàm cũng giới thiệu cuốn sách “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” của Michel Đức Chaigneau, do dịch giả Lê Đức Quang dịch và chú giải.

“Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX” của Michel Đức Chaigneau (1803-1894) ghi lại những ký ức về kinh thành Huế của một người mang hai dòng máu Pháp – Việt. Tác giả là con của một vị quan người Pháp và một phụ nữ Huế, chào đời và lớn lên tại kinh thành Huế trong hơn hai mươi năm đầu của thế kỷ XIX, dưới hai triều đại đầu tiên của nhà Nguyễn, suốt thời gian trị vì của vua Gia Long và 5 năm đầu của thời gian trị vì thời vua Minh Mạng.

Chương trình cũng tổ chức đấu giá ấn bản Trúc chỉ “Hồi ức về Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX”. Toàn bộ số tiền đấu giá 68 triệu đồng được dùng để ủng hộ cho quỹ Văn hóa Huế.

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

Nghị quyết (NQ) 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những tiền đề, định hướng quan trọng đối với tỉnh trong việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, văn hóa và con người đóng vai trò có tính quyết định. Văn hóa là nền tảng để phát triển ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.

Om ngự hồi sinh
Om ngự hồi sinh

“Ngọc oa ngự dụng” xưa đang dần được hồi sinh và hòa vào nhịp sống hiện đại để hội nhập và phát triển.

Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế
Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế

Trước đây, tôi thấy nghiên cứu di sản văn hóa Huế nếu không đưa được kết quả nghiên cứu di sản vào du lịch thì di sản đó chỉ còn lưu lại trong sách vở, chứ hoàn toàn vắng bóng trong đời sống văn hóa của xã hội. May sao, những di sản văn hóa Huế được công nhận đều được ngành du lịch vận dụng phục vụ khách du lịch. Đến năm 2025, tin tưởng thành phố Huế sẽ được Trung ương công nhận là thành phố văn hóa di sản trực thuộc Trung ương. Trong quá trình chuẩn bị thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất hiện nhiều hoạt động phát triển di sản văn hóa Huế rất tích cực.