Thứ Tư, 14/11/2018 08:08

Khôi phục sản xuất, tạo sinh kế cho người dân vùng cao

Hơn một ngàn hộ dân vùng cao A Lưới đã đón nhận cây, con giống được hỗ trợ để khôi phục sản xuất, tái thiết cuộc sống sau những đợt thiên tai năm 2020.

Hỗ trợ giống bơ booth cho người dân Hồng ThủyCấp giấy thông hành cho bà con vùng biên giới

Trao tặng con giống cho người dân A Lưới

Tái thiết nông nghiệp

Được đoàn cán bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam huyện A Lưới trao tặng cây, con giống, người dân rất vui món quà đúng với nhu cầu, nguyện vọng của họ của bà con.

Ông Quỳnh Ba, trú ở thôn Ba Lạch, xã Lâm Đớt xúc động: “Sau các đợt mưa bão năm ngoái, người dân chúng tôi đã khó lại càng khó khăn. Ai cũng có nhu cầu phát triển kinh tế, nhưng gia cảnh khó khăn không thể mua con giống. Được tặng gà giống cũng như là chúng tôi cầu được, ước thấy”.

Bà Lê Thị Mai Loan, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện A Lưới cho biết, việc khôi phục sản xuất, tái thiết cuộc sống của người dân không phải chuyện của chỉ riêng những ngày sau mưa bão, mà đó là cả một hành trình dài. Với đặc trưng nghề nghiệp chủ yếu của người dân vùng cao A Lưới là nông nghiệp, hướng hỗ trợ chủ yếu là cây, con giống để giúp họ tái thiết sản xuất nông nghiệp.

Việc hỗ trợ cây, con giống dựa trên cơ sở khảo sát của các đơn vị chức năng huyện A Lưới và các xã, thị trấn đối với các hộ nghèo, hộ khó khăn nhất bị ảnh hưởng nặng do bão lũ, sau đó dựa trên điều kiện sản xuất, đặc trưng từng vùng để hỗ trợ cây, con giống. “Có 790 hộ của 10 xã được hỗ trợ gà giống và nguồn thức ăn ban đầu; 4 xã với 196 hộ được hỗ trợ lợn giống và nguồn thức ăn ban đầu. Bên cạnh đó, có 396 hộ của 4 xã được hỗ trợ giống cây chuối ba lùn. Nguồn hỗ trợ (từ nguồn cứu trợ của UBMTTQ Việt Nam tỉnh) đã giúp 1.382 hộ trên toàn huyện với gần 3,2 tỷ đồng”, bà Loan cho biết.

Để đảm bảo việc tái thiết sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, theo ông Văn Lập, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&TNT) huyện, đơn vị chức năng đã có hoạt động tập huấn chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Các loại cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ là cây chủ lực của địa phương nên thuận lợi trong việc hướng dẫn người dân các kỹ thuật chăm sóc. Phòng NN&PTNT huyện cũng thực hiện các công tác chuyên môn có liên quan, đồng thời thúc đẩy UBND các xã, thị trấn phối hợp với UBMTTQ Việt Nam các xã, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả.

Theo phòng NN&PTNT huyện, cùng với kế hoạch từ kênh Mặt trận hỗ trợ, huyện A Lưới cũng đang nghiên cứu, xây dựng các đề án, chương trình để tiếp tục có những hỗ trợ sinh kế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, chịu thiệt hại do mưa bão năm 2020, giúp họ tái thiết, khôi phục sản xuất.

Ổn định đời sống người dân

Theo đại diện UBND huyện A Lưới, điều kiện để người dân được hỗ trợ là ngoài bị thiệt hại do các đợt thiên tai gây ra, họ phải có nhu cầu chăn nuôi lợn gà, trồng chuối để khôi phục sản xuất, đồng thời có các điều kiện đảm bảo có thể trồng trọt, chăn nuôi sau khi hỗ trợ cây, con giống. Mục đích sau cùng của những điều kiện đặt ra là để từ nguồn hỗ trợ ban đầu, người dân có thể tận dụng nguồn hỗ trợ để phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả, trong đó mỗi hộ dân sẽ phát triển đàn đối với gà, lợn và có sản phẩm thu hoạch từ cây chuối.

Bà Loan cho biết, trong lựa chọn các cây, giống cũng phải phối hợp các tổ chức cung ứng, đảm bảo chất lượng, khả năng phát triển tốt. Trong đó, những con giống được lựa chọn ngoài khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, còn được tiêm phòng vacine đầy đủ và đảm bảo kiểm dịch thú y. UBMTTQ Việt Nam huyện cùng các đơn vị chuyên môn thường xuyên nắm bắt tình hình chăn nuôi, trồng trọt của người dân để kịp thời có những hỗ trợ chuyên môn cũng như những vấn đề liên quan để họ yên tâm phát triển sản xuất trên mô hình đã được hỗ trợ.

Trên mô hình cây, con chủ lực của địa phương và kỹ thuật được tập huấn, chuyển giao cho người dân, huyện A Lưới cũng sẽ nghiên cứu, tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt của người dân, qua đó giúp họ ổn định thu nhập.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.