Chủ Nhật, 26/06/2016 08:20

Không có lý do gì để phản đối luật an ninh mạng

Từ 1/1/2019, Luật An ninh mạng (ANM) có hiệu lực thi hành. Thời gian đã đến mốc nhưng dường như vẫn còn một số người không muốn hiểu hoặc cố tình xuyên tạc.

Quán triệt Luật An ninh mạngBộ Công an nói về dự thảo Nghị định Luật An ninh mạngBộ Công an lấy ý kiến nhân dân dự thảo Nghị định về Luật An ninh mạng

Lạc lõng, trơ trẽn khi mới đây, có kẻ lội ngược dòng người cổ vũ chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF cúp, đưa hình một cô gái giương khẩu hiệu phản đối Luật ANM.

Đó là hình ảnh đơn lẻ. Còn có một số kẻ cố tình chống đối bằng cách tiếp tục tung luận điệu nhằm hạ vai trò của luật, chống phá Nhà nước. Cho rằng luật là rào cản của  phát triển kinh tế - xã hội, kéo tụt tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Không rõ từ đâu, trên mạng lại đưa ra các phân tích, bình luận, nhận định của các chuyên gia ANM ở ngoài nước nói về lạc hậu của các nội dung của luật. Các “nhà phản biện” và các “nhà dân chủ” trong, ngoài nước tiếp tục đưa ra những chiêu trò kích động, yêu cầu toàn dân chống lại việc thi hành luật. Số đối tượng chống đối cực đoan coi Luật ANM như “bàn tay vô hình” với mục đích “che mắt, bịt tai, khóa miệng” những người có “tâm huyết” cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam…

Xem văn bản luật và các dự thảo dưới luật có thể khẳng định: Luật ANM là nhằm bảo vệ an ninh đối với đất nước, sự vững mạnh của xã hội.

Việt Nam đã nhiều lần phải  đối phó với an ninh mạng, uy hiếp đến an toàn hệ thống mạng và an ninh quốc gia. Năm 2014, khi sự việc giàn khoan HD 981 xâm phạm ở Biển Đông thì hệ thống mạng của Bộ Tài nguyên & Môi trường bị hacker tấn công hệ thống dữ liệu về biển đảo; các sự kiện ngoại giao lớn diễn ra đã không ít lần bị mã độc xâm nhập... Hay như hệ thống điều khiển các sân bay quốc tế lớn của chúng ta cũng một số lần bị tấn công, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn các chuyến bay. Các ngân hàng bị hacker tấn công hòng chiếm đoạt hàng triệu đô la,  nếu không xử lý kịp thời thì hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Những câu chuyện về cá nhân của nhiều người khi phải thông báo cho nhau bị “hắc” tấn công làm sai lệch giao diện trên mạng. Nhiều chiêu trò lừa đảo của những “kẻ vô hình” đang ngày đêm rình rập nhằm chiếm đoạt tài sản của tập thể, cá nhân, kể cả những bí mật đời tư, tình cảm cũng đã bị tung lên mạng làm ảnh hưởng, đảo lộn cuộc sống của nhiều người. Không ít cá nhân quẫn trí đã tìm đến cái chết một cách oan uổng. Những tác hại vô cùng lớn đó là do chúng ta chưa có khung pháp lý đầy đủ để khống chế. Luật ANM ra đời sẽ khắc phục, hạn chế phần nào những tồn tại đó.

Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng bên cạnh tính ưu việt còn có nhiều mặt trái, tác hại cần chế tài, xử lý.

Luật ANM và các văn bản liên của Nhà nước ban hành là nhằm bảo vệ những hoạt động bình thường của đất nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân.

Trong các điều 8 và từ điều 16 đến 22 của luật đã chỉ rõ những hành vi bị cấm, những hành vi bị chống lại, không có điều nào hạn chế quyền hạn chế công dân tham gia trao đổi thông tin trên mạng xã hội. Lại càng không phải ban hành luật này để hạn chế tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến và những góp ý hợp pháp mang tính xây dựng của công dân. Dự thảo nghị định của Bộ Công an trình Chính phủ ban hành đã công khai, minh bạch trên cổng thông tin điện tử nêu rõ những vấn đề mà người dân, cộng đồng mạng quan tâm. Các nhà mạng không phản đối, không có ý định rút khỏi đầu tư kinh doanh ở Việt Nam như xuyên tạc của kẻ xấu.

Một đất nước có gần 40 triệu tài khoản cá nhân tham gia mạng xã hội nhưng chỉ có thiểu số rất nhỏ phản đối, với động cơ không trong sáng. Những ai còn băn khoăn, lo lắng về hạn chế của Luật ANM thì nên nghiên cứu kỹ để chấp hành và góp phần làm cho luật phát huy tác dụng tốt nhất cho quốc gia, cộng đồng xã hội và mỗi người dân.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam
Ba nhóm lừa đảo chính trên không gian mạng Việt Nam

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa điểm ra 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, qua đó giúp người dùng nhận biết để phòng tránh.

Thảo luận Dự án Luật Hợp tác xã sửa đổi và Dự án Luật Phòng thủ dân sự
Thảo luận Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Dự án Luật Phòng thủ dân sự

Chiều 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và Dự án Luật Phòng thủ dân sự. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu chủ trì phiên thảo luận.

Góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế
Góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Công tác lập pháp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Trong đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Để có thêm thông tin cũng như đảm bảo tính hài hòa pháp luật trong quá trình hội nhập quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về các nội dung liên quan đến Luật Giao dịch của nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhiều ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi
Nhiều ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi)

Ngày 14/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức lấy ý kiến tham gia dự án Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu; ĐBQH, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn có các lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ đang hoạt động trên lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.