Chủ Nhật, 10/02/2019 13:15

Không để người lao động và doanh nghiệp chờ lâu

Làm tốt công tác cải cách hành chính, đặc biệt là thực hiện giao dịch điện tử, đã giúp cho Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thừa Thiên Huế triển khai nhanh gọn và kịp thời Nghị quyết 68/NQ-CP, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn.

Nợ bảo hiểm xã hội, đâu chỉ bởi dịch COVID-19Ổn định tổ chức, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

Cần nhiều chính sách hỗ trợ người lao động qua mùa dịch

Giảm mức đóng bảo hiểm

Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, trên cơ sở hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại Công văn số 1988/BHXH-TST ngày 8/7/2021, BHXH Thừa Thiên Huế ban hành Công văn số 648/BHXH-QLT, kịp thời hướng dẫn thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; lập, xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương hoặc ngừng việc do đơn vị gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại địa phương.

Ông Nguyễn Viết Dũng, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết, đơn vị đã chỉ đạo rất quyết liệt trong ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết, hỗ trợ người lao động (NLĐ), doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tất cả các quy trình nộp hồ sơ, nhận hỗ trợ được BHXH tỉnh hướng dẫn chi tiết trên tinh thần đơn giản hóa tối đa các thủ tục, với phương châm thông thoáng nhất để NLĐ, người sử dụng lao động (SDLĐ) tiếp cận chính sách dễ dàng, thuận tiện nhất. BHXH tỉnh xét duyệt và đã hoàn thành thủ tục giảm mức đóng BH tai nạn lạo động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) và tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thực tế cho thấy, BHXH Thừa Thiên Huế thực hiện ngay việc điều chỉnh mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ BHTNLĐ, BNN. Thừa Thiên Huế triển khai xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% vào quỹ BHTNLĐ, BNN, qua đó giúp các doanh nghiệp có thêm phương án, điều kiện chủ động khắc phục khó khăn, hỗ trợ người lao động phòng, chống dịch COVID-19. Được biết, đến ngày 20/7/2021, BHXH Thừa Thiên Huế đã hoàn tất cả thủ tục, gửi thông báo đến 1.633 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 264.336 lao động với số tiền tạm tính được điều chỉnh giảm vào quỹ BHTNLĐ, BNN 36 tỷ 273 triệu đồng (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022).

Đơn giản và nhanh gọn

Ông Lê Thiên Thế, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco Đà Nẵng tại Huế, cho biết: Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh và ăn uống ở sân bay. Tổng số lao động được tạm dừng đóng là 23 người, với số tiền trên 21 triệu đồng. Đơn vị đã làm thủ tục tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động do ngừng việc vì dịch bệnh. Mọi thủ tục đều được giải quyết nhanh gọn, giúp đơn vị tháo gỡ khó khăn trước mắt.

Nghiêm túc và khẩn trương trong thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, BHXH Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện tối đa; đơn giản, cắt giảm thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, tuyệt đối không để phát sinh thêm thủ tục hành chính, không đưa ra thêm yêu cầu nào khác so với Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ và công văn của ngành. Đáng nói như, để hỗ trợ kịp thời cho người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19, BHXH tỉnh thực hiện điều chỉnh thời gian giải quyết hồ sơ từ 2 ngày và 4 ngày xuống còn 1,5 ngày và 2,5 ngày làm việc với các thủ tục: hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, xác nhận danh sách người lao động tạm hoãn hợp đồng, ngừng việc; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

BHXH tỉnh cũng tổ chức làm việc ngoài giờ hành chính để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ, đồng thời nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi nhất, giảm thời gian tối đa để người lao động, người sử dụng lao động được nhận hỗ trợ kịp thời. Ngoài việc chủ động trong tiếp cận người cần hỗ trợ, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, giải đáp, hỗ trợ, tư vấn để người lao động, người sử dụng lao động biết về các chính sách hỗ trợ; tăng cường công tác hướng dẫn, trả lời câu hỏi, vướng mắc liên quan.

Hưởng lợi từ làm tốt cải cách hành chính

Hiệu ứng tích cực của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính bằng công nghệ thông tin ở BHXH Thừa Thiên Huế là cơ sở và điều kiện đem lại những thuận lợi, tiện ích nhất cho người dân, có tác động và tích cực trong triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, không để NLĐ và DN chờ lâu trong phòng, chống dịch COVID-19.

Khảo sát cho thấy, đến nay, BHXH tỉnh đã thực hiện giao dịch điện tử đạt 78%; đồng thời kết hợp với 3 hình thức giao dịch khác, như: Thực hiện nhận hồ sơ giấy đối với cá nhân, tổ chức không có điều kiện giao dịch điện tử; nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công và nhận qua dịch vụ hành chính công từ cấp tỉnh, huyện ở địa phương. “BHXH tỉnh luôn xác định sẽ phối hợp tốt nhất với các cơ quan, đơn vị để đơn giản hóa tối đa TTHC cho người dân, DN khi giao dịch với cơ quan BHXH”. Ông Nguyễn Viết Dũng, Giám đốc BHXH tỉnh cho biết.

Tác động của chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ là rất lớn, không chỉ là những giải pháp cấp thiết trong hiện tại mà còn giúp người lao động và doanh nghiệp có sự hỗ trợ cần thiết để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh, đủ sức tự đứng vững, vượt qua các khó khăn của dịch bệnh. Thực tế cũng cho thấy, với vai trò là cơ quan tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN, BHXH Thừa Thiên Huế đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bài, ảnh: Đan Duy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.