Thứ Năm, 06/12/2018 06:06

Không thể có sự lựa chọn tốt hơn

Bạn của tôi ở Australia đăng status trên facebook cá nhân để hỏi và bày tỏ sự băn khoăn về việc liệu có những phản ứng phụ quá nặng nếu tiêm vắc- xin ngừa COVID-19.

Quỹ vắc-xin

Tiêm phòng vắc-xin COVID-19 cho nhân viên y tế ở Thừa Thiên Huế

Bạn của tôi ở Australia đăng status trên facebook cá nhân để hỏi và bày tỏ sự băn khoăn về việc liệu có những phản ứng phụ quá nặng nếu tiêm vắc- xin ngừa COVID-19. Lập tức vài người quen, trong đó có không ít đồng nghiệp của tôi giải thích và chứng minh bản thân vẫn ổn sau khi tiêm. Một bạn trẻ cùng quê với bạn, làm ở Báo Quảng Trị còn giải thích rất cặn kẽ và “review” “có tâm” về việc tiêm vắc- xin ngừa COVID-19, rằng đã chuẩn bị tâm lý rất tốt để sẵn sàng đón nhận những phản ứng phụ, song một ngày, hai ngày rồi đến những ngày sau đó, bạn không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Những đồng nghiệp ở các báo khác cũng tương tự, chỉ có ít trường hợp có sốt nhẹ, mệt mỏi một hai ngày là hết triệu chứng và họ vẫn đi làm bình thường.

Bạn của tôi sau đó đã tự tin đi tiêm phòng và thông báo vẫn khỏe mạnh bình thường, kể cả với con trai nhỏ và chồng của bạn. Thực tế, vẫn còn nhiều người do dự, e ngại về những phản ứng sau khi tiêm vắc- xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, theo ngành y tế, bất kỳ loại vắc- xin nào cũng có những rủi ro nhất định. Song, nếu không tiêm vắc-xin để phòng ngừa dịch bệnh thì rủi ro sẽ cao hơn. Điều này đã được chứng minh, khi thế giới đã từng trải qua rất nhiều đại dịch, như đậu mùa, sởi, cúm, bại liệt… với hàng triệu người chết do không có vắc- xin phòng ngừa. Sau này, y học ngày càng tiên tiến, nhiều loại vắc- xin được sản xuất và tiêm phòng cho người dân nên những bệnh như vừa nêu đã hạn chế đáng kể người mắc và tử vong.

Trở lại với dịch COVID-19, hiện trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia tiến hành nghiên cứu, sản xuất và tiêm ngừa vắc- xin phòng bệnh cho người dân nhằm nới lỏng các biện pháp giãn cách, phong tỏa để phát triển kinh tế. Ban đầu, một vài quốc gia cũng gặp sự cố trong tiêm phòng ngừa COVID-19, song sau đó, họ vẫn tiến hành tiêm đại trà như Anh, Mỹ… để đạt miễn dịch cộng đồng. Hiện các quốc gia khối EU cũng đang đẩy mạnh việc tiêm chủng để đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường. Điều này một lần nữa cho thấy, để vượt qua đại dịch COVID-19 không còn cách nào khác ngoài tiêm chủng đủ liều vắc- xin phòng bệnh. Đây cũng là điều đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất để phòng chống COVID-19.

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Y tế, đến cuối tháng 5/2021, có khoảng 1,2% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng ngừa COVID-19. Bộ Y tế cũng dự kiến khi tiêm hết các lô vắc- xin nhập về trong tháng 5 thì tỷ lệ người dân được tiêm tăng lên 3%. Nếu các lô vắc- xin khác tiếp tục về Việt Nam thuận lợi trong các tháng tới, tỷ lệ người dân được tiêm đạt khoảng 10%. Và đến cuối năm nay ngành y tế sẽ cung ứng đủ 150 triệu liều vắc xin để tiến hành tiêm cho người dân với mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng.

Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, các phản ứng sau khi tiêm vắc- xin ngừa COVID-19 ở Việt Nam so với nhiều nước rất thấp, nhất là phản ứng nặng. Đến thời điểm hiện tại chỉ ghi nhận một trường hợp tử vong ở An Giang do sốc phản vệ. Những trường hợp khác chủ yếu là các phản ứng sốt, mệt mỏi… sẽ tự hết sau khi tiêm vài ngày.

Tại Thừa Thiên Huế, đến cuối tháng 5/2021 đã có gần 9.000 liều vắc- xin COVID-19 đã được tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo quy định trong đợt 1. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh cho biết, có khoảng 20% trường hợp ghi nhận có phản ứng thông thường sau khi tiêm, không có trường hợp phản ứng nặng. Đa số người được tiêm chủng đều có sức khỏe bình thường, không sốt, không mệt mỏi… Hiện, tỉnh đã tiếp nhận thêm 23.910 liều vắc- xin cho đợt 2, dự kiến sẽ tiêm đủ 2 mũi cho các đối tượng ưu tiên và hoàn thành đợt tiêm này vào đầu tháng 8.

Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí như chúng tôi là đối tượng ưu tiên số hai trong tiêm chủng ngừa COVID-19, song do lượng vắc- xin nhập về chưa đủ và trong nước đang đẩy nhanh tiến trình sản xuất, thử nghiệm nên đến bây giờ vẫn còn nhiều người chưa được tiêm. Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác đang chờ đến ngày được tiêm vắc- xin. Bởi chúng tôi nhận thức được rằng, không còn lựa chọn nào tốt hơn để không bị ám ảnh bởi COVID-19. Và chúng tôi cũng tin, đại đa số người dân Việt Nam cũng mong chờ được tiêm vắc- xin ngừa COVID-19 để cuộc sống bình thường sớm trở lại.

Bài: TÂM HUỆ - Ảnh: NGUYỄN ĐÀO

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Y tế Giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19
Bộ Y tế: Giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, các viện, các bệnh viện tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu để phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2.

Cập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậm
Cập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậm

Trong tình hình mới, để cân bằng giữa một xã hội mở và bảo vệ sức khoẻ, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ như rửa tay, đeo khẩu trang trong môi trường có nguy cơ cao; Trẻ cần được tiêm đầy đủ các mũi vaccine COVID-19 cơ bản, tất cả người lớn đủ điều kiện được tiêm mũi nhắc lại theo khuyến nghị.

Ghi nhận hơn 2 300 ca COVID-19 trong 7 ngày qua
Ghi nhận hơn 2.300 ca COVID-19 trong 7 ngày qua

Theo thống kê của Bộ Y tế, 7 ngày qua, cả nước ghi nhận hơn 2.300 ca mắc COVID-19, giảm so với các tuần trước đó. Đến nay hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi.