Thứ Năm, 19/07/2018 14:26

Kiểm định chất lượng, khẳng định vị thế

Luôn chú trọng công tác kiểm định giáo dục, trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế đang không ngừng nâng cao chất lượng, xứng tầm với giá trị “Nhân văn – Khai phóng – Hội nhập”.

Trường đại học Sư phạm đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học cán bộ trẻGần 680 học viên cao học, nghiên cứu sinh trúng tuyển Trường đại học Sư phạm

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế hoàn thành đánh giá chất lượng chương trình sư phạm ngữ văn, hóa học và địa lý. Ảnh: Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế

Công bố tại hội thảo quốc tế về Đối sánh chất lượng giáo dục ĐH và giới thiệu hệ thống xếp hạng đối sánh do Việt Nam phát triển UPM (University Performance Metrics), Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế vinh dự là 1 trong 30 cơ sở giáo dục đầu tiên được xếp hạng, gắn sao.

UPM tiếp cận theo xu hướng đối sánh và gắn từ 1 – 5 sao cho nhóm các trường ĐH có thành tích gần nhau, giúp các cơ sở giáo dục ĐH xác định, quản trị mục tiêu, chiến lược, hướng tới đạt chuẩn top 100 của đại học châu Á.

TS. Nguyễn Đăng Độ, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cho biết: “Hệ thống đánh giá 8 nhóm lĩnh vực và 54 tiêu chí với tổng cộng 1.000 điểm như quản trị chiến lược; đào tạo; nghiên cứu; hệ sinh thái đổi mới sáng tạo... Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đạt chuẩn 4 sao, tương đương cấp có uy tín trong nước và khu vực”.

Trước đó, trường đã trải qua kiểm định chất lượng do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện. 3 chương trình sư phạm ngữ văn, sư phạm hóa học và sư phạm địa lý được đánh giá và đạt chuẩn theo Thông tư 04 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua đánh giá, những tồn tại về phương pháp dạy học được đổi mới. “Việc cập nhật, đa dạng hóa tài liệu, giáo trình chuyển biến tích cực hơn. Những phản hồi của sinh viên trong khâu đánh giá được quan tâm kịp thời, phục vụ sinh viên học tập và rèn luyện hiệu quả”, đại diện nhà trường thông tin.

Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đang từng bước tiếp cận, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình ETEP (Enhancing Teacher Education Program). Trong đó, việc đảm bảo 7 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí và 63 chỉ số TEIDI, bộ chỉ số phát triển năng lực Trường ĐH Sư phạm đã được triển khai một cách mới mẻ.

Kế thừa những tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số từ Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ĐH của Việt Nam, bộ tiêu chuẩn AUN (kiểm định chất lượng giáo dục ĐH các nước ASEAN) và bộ chỉ số TEIDI (Ấn Độ), bộ chỉ số TEIDI (ETEP) giúp Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng như các trường ĐH sư phạm nhận diện điểm mạnh, điểm yếu. Tập trung vào các lĩnh vực quản lý, đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo, nghiên cứu,…TEIDI giúp đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường một cách toàn diện.

TS. Nguyễn Đăng Độ cho biết, nhà trường đã vận hành phần mềm quản lý đảm bảo chất lượng, phục vụ cho công tác đánh giá bộ tiêu chuẩn TEIDI. Hướng đến sử dụng cho các chỉ số còn lại của đánh giá, kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục. “Bước đầu thử nghiệm cho thấy phần mềm đã mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác quản lý các hoạt động kiểm định chất lượng. Đây là điểm mới và tiên phong của trường trong thực hiện tin học hóa hoạt động khảo thí, ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm định đánh giá chất lượng giáo dục”, TS. Độ khẳng định.

Trong năm 2021, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng thêm 4 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non, giáo dục chính trị và toán học. Với tầm nhìn chiến lược trở thành một trong ba trường sư phạm trọng điểm quốc gia, công tác đảm bảo chất lượng đào tạo, nghiên cứu thông qua kiểm định giúp nhà trường phát huy ưu thế, hạn chế điểm yếu. Việc phát triển chất lượng sẽ đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng trong xã hội phát triển.

Mai Huế

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Sinh viên TP Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng
Sinh viên TP. Hồ Chí Minh tới A Lưới tìm hiểu Zèng

Hàng chục sinh viên đang theo học ngành thiết kế thời trang từ TP. Hồ Chí Minh đã có những ngày trải nghiệm thú vị khi được cùng ăn, cùng ở, cùng khám phá nghề dệt Zèng của đồng bào Tà Ôi (A Lưới).

Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn
Sinh viên “chạm” đến những đề tài mỹ thuật lớn

Tranh cổ động kỷ niệm ngày thành lập Đảng, chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp hay tranh chân dung về các vị lãnh tụ... vốn là đề tài không dễ với những người còn non tuổi nghề như sinh viên. Bằng cảm nhận, niềm tin với Đảng, Bác Hồ và tri ân những người có công với đất nước, nhiều sinh viên khối ngành nghệ thuật đã đặt được trọn cảm xúc với những đề tài mỹ thuật lớn.

Sinh viên ra trường làm việc trái ngành Muôn vàn lý do
Sinh viên ra trường làm việc trái ngành: Muôn vàn lý do

Học một ngành, làm một ngành là thực tế không xa lạ với nhiều sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi: “Lãng phí 4-5 năm học đại học (ĐH), có phải do lỗi từ công tác hướng nghiệp?”.